ClockThứ Sáu, 11/03/2016 07:02

Chủ động chống hạn

TTH - Trong những ngày qua, các phương tiện thông tin đại chúng liên tục cập nhật tình hình hạn mặn gây thiệt hại lớn đến sản xuất, chăn nuôi và sinh hoạt của người dân các tỉnh Nam Trung bộ, Tây Nguyên và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Ngày 7/3 vừa qua, khi trực tiếp vào ĐBSCL chỉ đạo công tác khắc phục tình trạng hạn, mặn, giảm thiểu rủi ro trong sản xuất nông nghiệp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo, cả hệ thống chính trị phải vào cuộc cùng với Nhân dân ứng phó thiên tai, khắc phục hậu quả, sớm ổn định đời sống, sản xuất; coi đây là nhiệm vụ trọng tâm.

Mới bước vào năm 2016, đã xảy ra hàng loạt vấn đề bất thường liên quan đến thời tiết khí hậu, như băng tuyết xuất hiện ở một loạt tỉnh phía Bắc và kéo xuống các tỉnh miền Trung Thanh – Nghệ - Tĩnh;  hạn hán, ngập mặn và biển xâm thực khoét sâu vào đất liền ở các tỉnh phía Nam, ĐBSCL… Tất cả các hiện tượng này đều diễn ra ở mức độ khốc liệt và chưa từng có. Tính đến đầu tháng 3/2016, tại vùng ĐBSCL, hạn mặn làm thiệt hại hơn 160 ngàn ha lúa đông xuân, hơn 155 ngàn hộ dân thiếu nước ngọt sinh hoạt. Hiện có 8 tỉnh ở miền Tây và 2 tỉnh ở miền Trung- Tây Nguyên công bố tình trạng thiên tai do hạn hán gây ra.

Theo dự báo của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, do ảnh hưởng của El Nino, hạn hán năm 2016 có khả năng sẽ xảy ra sớm và trầm trọng hơn cả năm 2015; ở Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, trong 6 tháng đầu năm, nhiệt độ trung bình cao hơn từ 1-1,5 độ C, lượng mưa sẽ thiếu hụt từ 30-50% so với mọi năm…

Với Thừa Thiên Huế, do chịu ảnh hưởng của gió tây khô nóng nên hạn hán thường xuyên xảy ra. Có hai thời kỳ hạn trong năm là từ tháng 3 đến tháng 4 và từ tháng 7 đến tháng 8. Mỗi năm có khoảng 5 tháng thiếu nước ở vùng đồng bằng và 1 đến 2 tháng thiếu nước ở vùng núi, ảnh hưởng đến hàng ngàn ha đất nông nghiệp. Để đối phó với thời tiết khó lường, ngay từ đầu năm tỉnh, ngành nông nghiệp đã chỉ đạo các địa phương chủ động triển khai các phương án phòng chống hạn, mặn như chủ động tích nước các hồ chứa, gia cố hồ đập, nạo vét kênh mương, rà soát quy trình vận hành liên hồ chứa; sử dụng nước tiết kiệm…Tuy nhiên, do năm ngoái trên địa bàn tỉnh không có lũ nên hiện các hồ chứa mới chỉ đạt khoảng 80-90% công suất thiết kế. Trong những ngày qua, hiện tượng mặn cũng đã xâm nhập vào đồng ruộng ở một số địa phương như Quảng Công (Quảng Điền). Hương Phong (Hương Trà), Vinh Hiền (Phú Lộc), với diện tích từ 5-15 ha.

Để đối phó hiệu quả với nguy cơ hạn hán có thể còn kéo dài và mức độ ngày càng gay gắt, cùng với việc chủ động chống hạn trước mắt, về lâu dài cần tính đến việc chuyển đổi mô hình sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong đó, quan tâm sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi chống chịu được với hạn mặn; thay đổi khung lịch thời vụ phù hợp; áp dụng phương thức sản xuất xen canh, luân canh cây trồng, vật nuôi… để giảm bớt rủi ro trong bối cảnh dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu.          

Hoàng Giang

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng lưu lượng điều tiết các hồ chứa phục vụ chống hạn

Ngày 11/8, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, đã có văn bản gửi chủ các hồ đập thủy điện, Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 5 về việc tăng lưu lượng điều tiết các hồ chứa trên lưu vực sông Hương phục vụ sản xuất vụ hè thu năm 2021.

Tăng lưu lượng điều tiết các hồ chứa phục vụ chống hạn
Thủy điện tham gia chống hạn

Không chỉ sản xuất điện, các công trình thủy điện Hương Điền, Bình Điền… còn góp phần tham gia cứu lúa, cá lồng nuôi trên sông mùa khô hạn.

Thủy điện tham gia chống hạn
Tiết kiệm nước, chống hạn vụ hè thu

Mực nước các hồ thủy lợi đang ở mức thấp so với cùng kỳ các năm trước. Nguy cơ thiếu hụt nguồn nước, không đáp ứng được sản xuất nông nghiệp đang đặt ra.

Tiết kiệm nước, chống hạn vụ hè thu
Return to top