ClockThứ Ba, 16/07/2019 09:25

Chủ tịch Quốc hội: Quy định kỷ luật người nghỉ hưu rất khó

Đồng tình quy định xử lý cán bộ nghỉ hưu vi phạm, song Chủ tịch Quốc hội cho rằng luật nên quy định nguyên tắc, giao Chính phủ quy định chi tiết.

Triển khai thực hiện Luật Quy hoạch là nhiệm vụ chính trị quan trọngCuba thông qua Luật Bầu cử mới, khôi phục chức danh thủ tướngPháp kỷ niệm 230 năm Ngày Quốc khánhTổng thống Donald Trump hối thúc phê chuẩn Hiệp định thương mại với Mexico-Canada

Tiếp tục chương trình làm việc, chiều 15/7, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về một số vấn đề lớn của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.

Trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho biết, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành bổ sung quy định về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu nhưng đề nghị quy định rõ trong Luật hệ quả pháp lý nhất định về vật chất, tinh thần mà người bị kỷ luật phải chịu. Một số ý kiến đề nghị tách quy định này thành một điều riêng.

Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định. Quochoi.vn

Thường trực UBPL nhận thấy, đây là một chủ trương lớn, cần phải nghiên cứu thận trọng, có quy định hợp lý bảo đảm tính khả thi và thống nhất trong quá trình thực hiện. Do đó, dự thảo Luật chỉ quy định một số nguyên tắc chung và giao Chính phủ quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, hệ quả của hình thức xử lý kỷ luật.

Theo đó, Điều 84a của dự thảo nêu rõ: mọi hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng, người có hành vi vi phạm có thể bị xử lý hình sự, hành chính hoặc xử lý kỷ luật.

Cán bộ, công chức sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm tại thời điểm có hành vi vi phạm và gắn hệ quả pháp lý tương ứng với hình thức xử lý kỷ luật.

Ngoài ra, Điều 60 cũng thể hiện giao Chính phủ quy định việc xử lý kỷ luật đối với viên chức sau khi nghỉ việc, nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác.

Đồng thời, điều khoản chuyển tiếp quy định việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu có hành vi vi phạm trong thời gian công tác trước ngày Luật này có hiệu lực.

Nêu ý kiến về nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng đây là vấn đề hết sức khó và chia sẻ, khi Quốc hội lần đầu ra nghị quyết cách chức nguyên bộ trưởng, nhiều ý kiến cũng băn khoăn khi cán bộ nghỉ hưu không còn là công chức, không còn giữ chức vụ để mà cách.

Nhấn mạnh việc đưa nội dung này vào dự thảo luật là cần thiết, song Chủ tịch Quốc hội cũng thiên về hướng luật chỉ quy định nguyên tắc để tạo cơ sở cho Chính phủ quy định hình thức, quy trình xử lý để tạo sự linh hoạt trong tổ chức thực hiện.

Liên quan đến hình thức kỷ luật “giáng chức”, Thường trực UBPL đề nghị giữ quy định vì đã được áp dụng khi xử lý kỷ luật công chức trong thời gian qua. Thực tế cho thấy, trong lực lượng vũ trang, việc kỷ luật hạ cấp bậc quân hàm đối với người đang có chức vụ đều có gắn với giáng chức hoặc cách chức.

“Trong thời gian tới khi thực hiện chế độ tiền lương mới gắn với việc thực hiện trả lương theo vị trí việc làm thì việc áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức (có thể bị giáng chức xuống một hoặc nhiều bậc cùng với việc bị hạ lương) càng mang tính răn đe cao, nên việc giữ hình thức kỷ luật này là cần thiết” – ông Nguyễn Khắc Định nói.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội đóng góp thiết thực cho tổng thể quan hệ Việt Nam – Trung Quốc

Chiều 12/4, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về đến Sân bay quốc tế Nội Bài, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo lời mời của Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế.

Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội đóng góp thiết thực cho tổng thể quan hệ Việt Nam – Trung Quốc
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lên đường thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế, sáng 7/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ ngày 7 - 12/4/2024.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lên đường thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Thái Lan

Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 7/12, tại toà nhà Quốc hội Thái Lan đã diễn ra Lễ đón trọng thể Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam với sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội, đồng thời là Chủ tịch Hạ viện Thái Lan Wan Muhamad Noor Matha. Sau lễ đón trọng thể, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Thái Lan Wan Muhamad Noor Matha.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Thái Lan
Return to top