ClockThứ Tư, 24/01/2024 07:54

Chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi dấu ấn đậm nét

Chuyến công tác châu Âu tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 54 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sĩ (WEF Davos 2024), thăm chính thức Hungary và Romania của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã thành công tốt đẹp trên nhiều phương diện, đạt ở mức cao tất cả các mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ đề ra, để lại dấu ấn đậm nét và lan toả mạnh mẽ hình ảnh của một Việt Nam với cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín mới.

Chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng thành công trên nhiều phương diệnThủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hỗ trợ xây dựng trung tâm tài chính Việt NamThủ tướng lên đường dự Hội nghị WEF Davos 2024, thăm chính thức Hungary và RomaniaBáo Thụy Sĩ đánh giá cao thành tựu kinh tế, ngoại giao của Việt Nam năm 2023

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Phiên thảo luận: "Các bài học từ ASEAN". Ảnh: Dương Giang/TTXVN 

Tâm điểm của WEF 2024

Hội nghị WEF Davos 2024 có khoảng 3.000 đại biểu tham dự, trong đó có gần 70 nhà lãnh đạo quốc gia, 250 bộ trưởng, 2.500 lãnh đạo các tập đoàn kinh tế, các tổ chức quốc tế và nhiều chuyên gia, học giả uy tín tham dự. Do đó, Davos - thị trấn nổi tiếng của Thụy Sĩ những ngày diễn ra hội nghị trở nên chật chội, nhiều đoàn khách phải ở ghép, thậm chí không thuê được chỗ ở.

Tham dự WEF Davos 2024, chỉ hai ngày làm việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có lịch trình dày đặc với hơn 30 hoạt động. Thủ tướng chủ trì 3 cuộc tọa đàm với các tập đoàn kinh tế, các tổ chức quốc tế và chuyên gia, học giả uy tín trong các lĩnh vực gồm: Tọa đàm về hợp tác phát triển trí tuệ nhân tạo, công nghiệp ô tô, chip bán dẫn và hệ sinh thái; tọa đàm “Việt Nam - Điểm đến hàng đầu ASEAN về đầu tư bền vững”; tọa đàm về tiềm năng và cơ hội đầu tư vào thị trường tài chính Việt Nam.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, tại các tọa đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các tập đoàn tài chính kinh tế lớn trên toàn cầu chia sẻ những kinh nghiệm để thành lập một Trung tâm tài chính quốc tế ở Việt Nam phát triển năng động, hiệu quả. Thủ tướng đã cho thành lập các nhóm tư vấn để có các giải pháp thiết thực, hiệu quả sau dịp này và hiện thực hóa những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về thành lập Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.

Đặc biệt, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự và là diễn giả chính của hai phiên đối thoại là: Đối thoại Chiến lược quốc gia Việt Nam và Đối thoại “Việt Nam: Định hướng tầm nhìn toàn cầu”. Cùng với đó, Thủ tướng cũng dự và phát biểu tại các hoạt động khác trong khuôn khổ hội nghị.

Việt Nam đã trở thành tâm điểm của WEF Davos 2024, để lại ấn tượng sâu sắc về những thành tựu nổi bật về kinh tế - xã hội, các định hướng, chiến lược phát triển đất nước và chủ trương, đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ của Việt Nam; những đóng góp trách nhiệm, hiệu quả của Việt Nam đối với hòa bình và phát triển của khu vực và trên thế giới.

Ông Joo-Ok Lee, Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương của WEF, cho biết ông đã trao đổi rất thẳng thắn với rất nhiều lãnh đạo các tập đoàn, doanh nghiệp và thực sự đã có nhiều lãnh đạo đến gặp ông và cho rằng Đối thoại Chiến lược quốc gia Việt Nam là một trong những cuộc trao đổi hay nhất mà họ từng có với một nguyên thủ quốc gia hoặc người đứng đầu Chính phủ.

Theo ông, không có gì ngạc nhiên khi Việt Nam là một ngôi sao đang lên, một điểm đến đầu tư tuyệt vời. Ngoài ra, ông cũng cho rằng, Đối thoại cũng thực sự hữu ích cho nhiều lãnh đạo doanh nghiệp khi được lắng nghe và thực sự hiểu bối cảnh và nguồn gốc của sự phát triển kinh tế, cũng như định hướng phát triển trong tương lai của Việt Nam.

Những thông điệp của Thủ tướng với Tổng giám đốc WEF, các tập đoàn đã mang đến một hình ảnh tích cực hơn nữa về Việt Nam. Còn đối với ông, đây là một vinh dự lớn khi có phái đoàn cấp cao Chính phủ Việt Nam tham dự hội nghị lần này.

Nhân dịp tham dự WEF Davos 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có hơn 20 cuộc tiếp xúc, gặp gỡ với lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp hàng đầu nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ với các đối tác trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư- khoa học, công nghệ, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, y tế, sở hữu trí tuệ…

Theo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, qua diễn đàn kinh tế uy tín hàng đầu của thế giới này, Việt Nam cũng tranh thủ được, nắm bắt được các tư duy, những ý tưởng hợp tác mới, cảm nhận được không khí của thời đại, các xu hướng mới của kinh tế thế giới.

Qua đây nhận thấy thế giới đang bước vào một giai đoạn phát triển mới với các động lực tăng trưởng được thúc đẩy từ trí tuệ nhân tạo, các công nghệ giảm phát thải carbon. Các nhà lãnh đạo cũng nhấn mạnh cần củng cố lòng tin chiến lược, thúc đẩy cải cách và đưa ra những cách tiếp cận cân bằng, hợp tác, cạnh tranh trong giải quyết các thách thức an ninh toàn cầu hiện nay.

Khởi tạo động lực mới trên nền truyền thống

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hungary Viktor Orbán tại cuộc họp báo sau hội đàm. Ảnh: Dương Giang/TTXVN 

Bên cạnh việc để lại dấu ấn đậm nét và lan toả mạnh mẽ tại Hội nghị WEF Davos 2024 về một Việt Nam với cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín mới trong lòng bạn bè quốc tế, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng có chuyến công tác rất thành công, làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác toàn diện, đối tác truyền thống, góp phần tăng cường tin cậy chính trị, đẩy mạnh quan hệ với hai nước bạn bè tại Trung Đông Âu là Hungary và Romania.

Trong chuyến thăm chính thức Hungary và Romania, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có hơn 30 cuộc gặp gỡ, trao đổi với tất cả lãnh đạo cấp cao của Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, đảng chính trị hai nước, phát biểu chính sách tại các trường đại học, dự diễn đàn doanh nghiệp, gặp hội hữu nghị hai nước với Việt Nam, gặp cộng đồng bà con người Việt và thăm một số cơ sở kinh tế, khoa học kỹ thuật…

Thăm Hungary, Thủ tướng Phạm Minh Chính có các cuộc hội đàm, hội kiến với Lãnh đạo cấp cao Hungary; thăm một số cơ sở kinh tế - xã hội của Hungary; dự các diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Hungary và gặp gỡ lãnh đạo một số tổ chức hữu nghị. Qua đó, khôi phục, phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời giữa Việt Nam và Hungary. Trên cơ sở mối quan hệ tin cậy chính trị được củng cố, tăng cường để tìm ra những biện pháp cụ thể làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác truyền thống này.

Trong đó, Hungary khuyến khích các doanh nghiệp của Việt Nam đầu tư vào Hungary; bởi trong các lĩnh vực mới Hungary cần các nguồn vốn đầu tư, trong khi Hungary nhìn thấy tiềm năng rất lớn của Việt Nam, thông qua sự lớn mạnh của các doanh nghiệp. Cùng với đó, Hungary muốn tranh thủ các các Hiệp định thương mại đã ký giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) để thúc đẩy hợp tác, nâng kim ngạch thương mại giữa hai nước trong thời gian tới.

Chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ đến Hungary góp phần gia tăng hơn nữa tin cậy chính trị, tăng cường và làm sống động quan hệ hữu nghị truyền thống, tích cực hỗ trợ lẫn nhau giữa Việt Nam với Hungary; thúc đẩy và đưa những lĩnh vực hợp tác truyền thống sang một giai đoạn mới, đáp ứng yêu cầu phát triển của mỗi nước; thúc đẩy hợp tác trong những lĩnh vực tiềm năng, thế mạnh; thắt chặt hơn nữa tình cảm hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân Hungary.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Romania Ion-Marcel Ciolacu. Ảnh: Dương Giang/TTXVN 

Tại Romania - nơi Thủ tướng từng học tập, công tác nhiều năm, đoàn Việt Nam được chào đón nồng ấm, trọng thị và thân tình. Thủ tướng Phạm Minh Chính có các cuộc hội đàm, hội kiến với Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch Thượng viện, Chủ tịch Hạ viện Romania; thăm địa phương, trường Đại học; dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Romania; gặp gỡ Nhóm hữu nghị Romania - Việt Nam và bạn bè Romania.

Chuyến thăm đã làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hữu nghị truỵền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam - Romania, tạo động lực thúc đẩy hợp tác song phương trên các lĩnh vực thế mạnh của Romania và phù hợp với nhu cầu phát triển của Việt Nam như nông nghiệp, công nghiệp chế biến chế tạo, y tế…; đẩy mạnh hợp tác kinh doanh, thu hút đầu tư trên nhiều lĩnh vực tiềm năng; góp phần tạo thuận lợi cho quan hệ Việt Nam với EU.

Theo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Romania là một trong những nước đầu tiên công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Suốt chiều dài lịch sử quan hệ giữa hai nước, Việt Nam luôn nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn kể cả về tinh thần vật chất của Romania cả trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước cũng như trong cuộc xây dựng, phát triển đất nước sau này. Do đó, chuyến thăm một mặt tiếp tục củng cố sự tin cậy, làm sống động quan hệ hữu nghị truyền thống, và mở rộng hợp tác, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước.

Trong chuyến thăm Hungary và Romania, hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, Việt Nam sẵn sàng là cầu nối giữa Hungary, Romania với ASEAN và ngược lại Hungary, Romania là cầu nối giữa Việt Nam với châu Âu. Hai bên thống nhất triển khai đầy đủ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), đồng thời vận động các nước còn lại phê chuẩn Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA).

Trong chuyến công tác, nhiều thỏa thuận hợp tác được ký kết trên nhiều lĩnh vực, riêng lĩnh vực hợp tác giáo dục – đào tạo có gần 30 văn bản hợp tác giữa các trường Đại học của Việt Nam với các cơ sở đào tạo của Hungary và Romania.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, trong chuyến công tác này của Thủ tướng có đoàn 8 trường đại học Việt Nam thuộc nhóm lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật, xây dựng, thủy lợi, nghệ thuật, y dược… tham gia và đã có 25 bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác giữa các trường đại học của Việt Nam và các trường đại học của Hungary và Romaina được ký kết. Thông qua đó, hai bên sẽ thúc đẩy hợp tác phát triển lĩnh vực giáo dục đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là trong các ngành, lĩnh vực mà hai nước có thế mạnh. Cùng với đó, xúc tiến để có nhiều học sinh Hungary, Romania đến Việt Nam học tập.

Có thể khẳng định, chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Hungary và Romania là dấu mốc quan trọng trong quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hungary và quan hệ đối tác hữu nghị truyền thống Việt Nam - Romania, gia tăng tin cậy chính trị, đẩy mạnh hợp tác toàn diện ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả; vì sự phồn vinh của mỗi nước và vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Châu Âu đang trải qua những ngày Đông lạnh giá. Tại Thụy Sĩ, Bulgaria và Romania, tuyết phủ trắng trời. Với lịch trình hoạt động dày đặc, song trong đoàn công tác ai ai cũng hứng khởi bởi được sưởi ấm bởi tình cảm của bạn bè quốc tế dành cho đoàn, cũng như kết quả tốt đẹp trên nhiều phương diện của chuyến đi.

TTXVN
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tích cực tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong thi công các công trình trọng điểm quốc gia

Chiều 3/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với các doanh nghiệp xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Trần Hồng Hà và Hồ Đức Phớc; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; các hiệp hội, nhà thầu xây dựng.

Tích cực tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong thi công các công trình trọng điểm quốc gia
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp trực tuyến chỉ đạo ứng phó mưa lũ

Sau khi thị sát tình hình lũ lụt và công tác ứng phó tại xã Tiên Sơn và Vân Hà, thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, trưa 10/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với tỉnh Bắc Giang, họp trực tuyến với điểm cầu Trụ sở Chính phủ, tỉnh, thành phố Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội về ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét đang diễn ra nghiêm trọng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp trực tuyến chỉ đạo ứng phó mưa lũ
Đổi mới tư duy phát triển đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực

Sáng 9/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu ban Kinh tế-xã hội Đại hội lần thứ XIV của Đảng chủ trì Phiên họp Thường trực Chính phủ với Thường trực Tiểu ban. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Lê Thành Long, Bùi Thanh Sơn và Hồ Đức Phớc.

Đổi mới tư duy phát triển đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cấp bách khắc phục hậu quả bão số 3 và ứng phó với hoàn lưu bão

Sáng 8/9, chủ trì Hội nghị trực tuyến đánh giá công tác chỉ đạo ứng phó, tình hình thiệt hại và triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả bão số 3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kêu gọi người dân, doanh nghiệp, cơ quan, địa phương không bị thiệt hại hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, cơ quan, địa phương bị thiệt hại, ảnh hưởng bởi bão số 3, trên tinh thần "lá lành đùm lá rách, lá rách đùm lá rách hơn".

Thủ tướng Phạm Minh Chính Cấp bách khắc phục hậu quả bão số 3 và ứng phó với hoàn lưu bão
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, động viên các cháu học sinh mất cha mẹ vì đại dịch Covid-19

Trưa 1/9, trong chương trình công tác tại thành phố Đà Nẵng, nhân dịp kỷ niệm 79 năm Quốc khánh 2/9, chuẩn bị khai giảng năm học mới 2024-2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Trường Tiểu học, THCS, THPT Hy Vọng - ngôi trường nội trú dành cho các em nhỏ không may mắn, mất cha mẹ do đại dịch Covid-19.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, động viên các cháu học sinh mất cha mẹ vì đại dịch Covid-19

TIN MỚI

Return to top