ClockThứ Năm, 30/11/2023 21:43

Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch đúng hướng

TTH.VN - Chỉ đạo tại phiên họp thường kỳ tháng 11 của UBND tỉnh chiều 30/11, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương cần tập trung đánh giá lại các chỉ tiêu đã đạt được trong năm, đồng thời, xây dựng kế hoạch cho năm 2024.

Cử tri TP. Huế quan tâm đến vấn đề dân sinh, môi trườngNgành du lịch tiếp tục trên đà phục hồiRà soát các chỉ tiêu, chỉ số để hoàn thành các mục tiêu đã được đề raĐến hết quý 3/2023, phấn đấu thu ngân sách nhà nước đạt từ 11.050 tỷ đồng/13.000 tỷ đồng

 Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương kết luận phiên họp

Tốc độ tăng tưởng GRDP ước đạt 7,03%

Mở đầu phiên họp, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư Phan Quốc Sơn dẫn chứng số liệu công bố của Tổng Cục Thống kê ngày 27/11.

Theo đó, tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2023 của tỉnh ước đạt 7,03%, chưa đạt kế hoạch đề ra từ 9-10%. Trong đó, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 5,12%; khu vực dịch vụ tăng 8,64%; khu vực nông nghiệp tăng 5,88%; khu vực thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 6,93%. Tổng sản phẩm trong tỉnh ước đạt 72.865 tỷ đồng, GRDP bình quân đầu người ước đạt 63,1 triệu đồng (2.680 USD/người), tăng 8,5-9,5% so cùng kỳ.

Mức tăng trưởng này xếp thứ 28/63 tỉnh/thành cả nước và 9/14 tỉnh/thành trong vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung; cao hơn bình quân cả nước (ước đạt 4,7-5,8%).

Đánh giá về sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, ông Phan Quốc Sơn thông tin, nông nghiệp chiếm 11,1%, công nghiệp và xây dựng chiếm 32,9%; dịch vụ chiếm 47,6%. Trong đó, Lĩnh vực dịch vụ tăng trưởng mạnh với mức tăng 8,64%; ngành du lịch đã phục hồi mạnh mẽ, tổng lượng khách du lịch cả năm tăng mạnh ước đạt 3,2 - 3,3 triệu lượt khách, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra; lĩnh vực công nghiệp tăng trưởng chỉ đạt 5,12%; lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp tiếp tục là trụ đỡ của nền kinh tế, sản xuất nông nghiệp được mùa toàn diện.

Ông Sơn cũng cho biết, tổng vốn đầu tư toàn xã hội 11 tháng ước đạt 28.500 tỷ đồng, bằng 92% kế hoạch, tăng 17% so với cùng kỳ; cả năm ước đạt 31.000 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch.  Từ đầu năm đến nay, đã cấp mới 25 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư đạt 9.374,078 tỷ đồng. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và hoạt động trở lại tiếp tục giảm so với cùng kỳ.

Về thu ngân sách Nhà nước 11 tháng ước đạt 9.217,5 tỷ đồng, bằng 93% dự toán, bằng 71% so với chỉ tiêu phấn đấu và giảm 21,6% so với cùng kỳ.

Liên quan đến giải ngân vốn đầu tư công, thông tin tại phiên họp cho thấy, nếu tính các nguồn vốn đầu tư công khác tỉnh đã giao bổ sung trong năm thì tổng số kế hoạch đầu tư công năm 2023 của tỉnh đã giao là 8.924,76 tỷ đồng. Giải ngân vốn đầu tư công đến thời điểm báo cáo là 5.731 tỷ đồng/8.924,76 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch. Kết quả giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2023 của tỉnh hiện cao hơn so với cùng kỳ năm 2022.

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tỷ lệ giải ngân đầu tư công của Tỉnh trên kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao trong 10 tháng đầu năm đạt 92% kế hoạch, xếp thứ 4/63 tỉnh thành cả nước. Dự kiến giải ngân cả năm kế hoạch vốn 2023 giao đầu năm là 5.697,993 tỷ đồng/5.923,257 tỷ đồng, đạt 96% kế hoạch.

Việc đôn đốc tiến độ các dự án giúp công tác giải ngân vốn đầu tư công có nhiều khởi sắc 

Xây dựng kế hoạch năm 2024

Thảo luận tại phiên họp, lãnh đạo các sở ngành, địa phương đã tập trung làm rõ các chỉ tiêu ngành; các giải pháp phát triển kinh tế xã hội trong thời gian đến. Nhiều kiến nghị, vướng mắc về giải ngân vốn sự nghiệp, quy hoạch, giáo dục…được đề cập.

Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh đề nghị, để đảm bảo nâng cấp đô thị, đối với quy hoạch phân khu, các địa phương cần đẩy nhanh tiến độ.

Ông Minh đánh giá, tiến độ các dự án trọng điểm đang được thực hiện khá tốt. Song, để đảm bảo tiến độ trong năm 2024, ông Minh yêu cầu, cần thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng; lưu ý đến vấn đề khai thác thủy sản bất hợp pháp...

Kết luận phiên họp, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đề nghị các sở, ngành, địa phương tập trung hoàn thiện các nội dung Báo cáo tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2023 và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công và dự toán thu chi ngân sách Nhà nước năm 2024 trình Tỉnh ủy, HĐND tỉnh cho ý kiến vào kỳ họp cuối năm.

Ngoài ra, tập trung rà soát các nhiệm vụ, chương trình, đề án đã đăng ký vào chương trình công tác của UBND tỉnh năm 2023; tổ chức đánh giá tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao quản lý ngành, lĩnh vực năm 2023, xây dựng kế hoạch ngành năm 2024.

Phối hợp chặt chẽ Văn phòng chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện hồ sơ Quy hoạch tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong tháng 12/2023. Tiếp thu hoàn thiện Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2050, tầm nhìn đến năm 2065 sau khi đã được Bộ Xây dựng thẩm định. Tiếp tục hoàn thiện các Quy hoạch, đề án.

Đối với các lĩnh vực cụ thể, ông Phương yêu cầu, cần khắc phục, nâng cấp, sửa chữa một số tuyến đê điều, hệ thống thủy lợi, sạt lở bờ sông, bờ biển,…do mưa lũ gây ra. Tiếp tục theo dõi, nắm chắc tình hình hoạt động của các doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Đôn đốc, hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ các dự án: Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Gilimex, Nhà máy Kanglongda Huế, Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt Phú Sơn, dự án đầu tư Khu liên hợp sản xuất, lắp ráp Kim Long Motor Huế,...

Về giải ngân vốn đầu tư công, đảm bảo hoàn thành kế hoạch thu ngân sách Nhà nước năm 2023, ông Phương nhấn mạnh, cần rà soát các dự án đầu tư công, đánh giá mức độ quan trọng các dự án chưa giải ngân hoặc giải ngân dưới 10%; đồng thời, cắt giảm kế hoạch vốn của các dự án triển khai chậm để bổ sung vốn cho các dự án có khả năng giải ngân và có nhu cầu bổ sung vốn, trong đó ưu tiên bố trí vốn cho các dự án trọng điểm, có tác động lan tỏa, liên kết vùng, thúc đẩy tăng trưởng. Ngoài ra, tiếp tục thực hiện hiệu quả các biện pháp quản lý thu, chi ngân sách; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong điều hành ngân sách, bảo đảm chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả. 

LÊ THỌ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Điều phối toàn diện chính sách an sinh xã hội

Công tác an sinh xã hội trên địa bàn thời gian qua đã có nhiều khởi sắc. Từ những chính sách, các chương trình, dự án, hoạt động trợ giúp, nhiều hoàn cảnh được tiếp cận các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ xã hội để cải thiện chất lượng cuộc sống, được nâng cao kỹ năng để giải quyết khó khăn về vật chất và tinh thần.

Điều phối toàn diện chính sách an sinh xã hội
Đọc sách là xây dựng xã hội tri thức

Đọc sách là một hành vi văn hóa của loài người đã mấy nghìn năm nay. Một trong những tiêu chí đã xác định một nền văn minh là phải có chữ viết và chữ viết tồn tại, phát huy, bảo tồn được các giá trị văn hóa của một quốc gia, dân tộc và rộng hơn nữa là nhân loại không nằm ngoài sách.

Đọc sách là xây dựng xã hội tri thức
Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội

Đó là yêu cầu của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, ông Nguyễn Thanh Bình tại phiên họp Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh nhằm đánh giá kết quả hoạt động quý I/2024 và triển khai nhiệm vụ các tháng còn lại năm 2024, tổ chức chiều 17/4.

Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội

TIN MỚI

Return to top