ClockThứ Sáu, 24/05/2019 16:29

Có giải pháp căn cơ nhằm hạn chế tình trạng thất thu thuế

TTH.VN - Ngày 24/5, thảo luận đóng góp ý kiến tại Quốc hội về dự thảo Luật Quản lý thuế, Đại biểu Quốc hội Phạm Như Hiệp, GS.TS.Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cơ bản thống nhất với báo cáo tiếp thu giải trình và các điều chỉnh của dự thảo luật, đồng thời đề nghị những giải pháp cụ thể hơn nhằm hạn chế tình trạng thất thu thuế diễn ra như hiện nay.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV: Thảo luận 3 dự án LuậtLuật Phòng chống tác hại rượu, bia cần có chế tài đủ mạnhLuật cần quy định cụ thể, tránh trùng lắp, chồng chéo, trong hoạt động kiểm toánNghị trường quan tâm chuyện xuất, nhập khẩu và giá điệnKỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV: Cần những giải pháp chiến lược, tạo niềm tin trong nhân dân

Đại biểu Phạm như Hiệp phát biểu tại Quốc hội

Nên quy định trách nhiệm của Bộ Công an vào Luật

Về bố cục của dự thảo luật, đại biểu Phạm Như Hiệp đề nghị chuyển Điều 5 lên trước Điều 4; chuyển Điều 16, Điều 17 xuống sau Điều 28 của dự thảo để phù hợp quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Theo đó, việc sắp xếp các quy định về cùng một vấn đề trong phần, chương, mục, tiểu mục phải bảo đảm nguyên tắc quy định chung được trình bày trước quy định cụ thể.

Đại biểu cũng đề nghị cơ quan soạn thảo nên nghiên cứu chuyển các quy định tại khoản 2, điều 21 của dự thảo liên quan đến khiếu nại, khởi kiện đối với các kiến nghị của cơ quan kiểm toán nhà nước và quyết định xử lý về thuế của cơ quan quản lý thuế vào quy định tại chương XVI của dự thảo để đảm bảo sự thống nhất, tránh quy định rải rác trong toàn văn bản. Đồng thời, cơ quan soạn thảo nên nghiên cứu điều chỉnh khoản 1 và 2 Điều 148 cho phù hợp tránh quy định lặp đi, lặp lại liên quan đến quyền của người nộp thuế trong việc khiếu nại, tố cáo quy định tại khoản 10 và 12 của điều 16 dự thảo luật này.

Về nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan khác thuộc Chính phủ trong việc quản lý thuế (Điều 15), đại biểu đề nghị bổ sung quy định trách nhiệm của Bộ Công an trong việc phối hợp với các cơ quan chức năng để thu hồi các khoản nợ đọng thuế lớn đối với những trường hợp chây ỳ, bỏ trốn… Vì thực tế có nhiều trường hợp các đối tượng nợ thuế sẽ tìm cách bỏ trốn nhưng cơ quan quản lý thuế rất khó để xác minh, tìm ra các đối tượng này, do đó việc cơ quan công an phối hợp với cơ quan thuế để xác minh, truy tìm đối tượng cũng như kịp thời ngăn chặn việc xuất cảnh ra khỏi lãnh thổ Việt Nam là điều hết sức cần thiết.

Thành lập Hội đồng tư vấn thuế xã, phường là cần thiết

Toàn cảnh phiên họp Quốc hội

Về quyền hạn của người nộp thuế (Điều 16): Tại khoản 7 quy định người nộp thuế “Được nhận quyết định xử lý về thuế, biên bản kiểm tra về thuế, thanh tra thuế, được yêu cầu giải thích nội dung quyết định xử lý về thuế; được bảo lưu ý kiến trong biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế; được nhận văn bản kết luận kiểm tra thuế, thanh tra thuế, quyết định xử lý về thuế sau thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý thuế.”

Việc quy định như trên là chưa đầy đủ bởi ngoài các quyết định về xử lý thuế, biên bản thanh tra, kiểm tra về thuế của cơ quan thuế còn có các kiến nghị của cơ quan Kiểm toán, các kết luận của Thanh tra nhà nước liên quan đến lĩnh vực thuế. Vì vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung thêm quy định quyền của người nộp thuế được nhận các văn bản của cơ quan Kiểm toán và Thanh tra nhà nước để phù hợp với quy định tại điểm b, khoản 2 điều 21 và điểm b khoản 2 điều 22 của dự thảo luật này.

Về Hội đồng tư vấn thuế (HĐTVT) xã, phường, thị trấn (Điều 28), ông Phạm Như Hiệp nhất trí với việc thành lập HĐTVT xã, phường. Tuy nhiên, thời gian qua hiệu quả của các HĐTVT xã phường chưa đạt theo kỳ vọng. Theo báo cáo giải trình của Bộ trưởng Bộ Tài chính tại phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, năm 2016 toàn ngành thuế đã thực hiện kiểm tra với trên 33.633 cơ sở kinh doanh, kết quả là số thuế tăng thêm sau khi kiểm tra là hơn 4.891 tỉ đồng với hơn 73% hộ phải điều chỉnh mức khoán thuế tăng lên; 10 tháng đầu năm 2017 đã kiểm tra hơn 45.536 cơ sở kinh doanh, qua kiểm tra thì 74,91% số hộ kinh doanh phải điều chỉnh doanh thu khoán từ 50% trở lên.

Như vậy, mặc dù Luật Quản lý thuế 2006, sửa đổi bổ sung năm 2012, 2014, 2016 và Thông tư 92/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định khá đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của HĐTVT xã, phường và quy định phải công khai danh sách cá nhân sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế để quản lý việc sử dụng hóa đơn của hộ kinh doanh và công khai thông tin cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán để lấy ý kiến rộng rãi người dân và hộ kinh doanh tại các địa điểm là UBND xã, phường, thị trấn, cơ quan thuế; đồng thời gửi bảng công khai thông tin của hộ kinh doanh cùng với thông tin của 200 hộ kinh doanh có cùng địa bàn hoặc cùng ngành nghề kinh doanh đến từng hộ kinh doanh đối với cả 2 lần niêm yết… nhưng việc thực thi các quy định này chưa chưa nghiêm, chưa đầy đủ, dẫn đến việc thất thu thuế rất lớn nhất là thuế khoán.

Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo nên có những giải pháp căn cơ, cụ thể hơn để hạn chế tình trạng thất thu thuế, nhất là thuế khoán. Nên chăng cần có những quy định chi tiết hơn, chế độ chính sách đãi ngộ hơn để nâng trách nhiệm của cán bộ quản lý thuế cũng như người đứng đầu Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn trong việc áp dụng các thuế khoán với các hộ kinh doanh; đồng thời có chế tài mạnh hơn nếu để xảy ra vi phạm.

Về miễn thuế, giảm thuế (Điều 79), theo đại biểu, việc quy định là không phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ. Do đó, nên quy định rõ định mức tiền cụ thể trong Luật (50.000 đồng) sẽ không có tính khả thi và thiếu tính linh hoạt. Vì vậy đối với vấn đề này nên giao cho Chính phủ quy định sẽ phù hợp hơn.

Thái Bình (ghi)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Sáng 20/12, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8, bao gồm: Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Di sản văn hóa; Luật Công chứng; Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Công đoàn; Luật Dữ liệu; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Phòng, chống mua bán người.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua
Gấp rút triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Sáng 3/12, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp để nghe báo cáo triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của thành phố Huế trực thuộc Trung ương.

Gấp rút triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về thành phố Huế trực thuộc Trung ương
Thành phố Huế trực thuộc Trung ương có 9 đơn vị cấp huyện, 133 đơn vị cấp xã

Ngày 30/11, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 175/2024/QH15 về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương (NQ175); cùng thời điểm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ban hành Nghị quyết 1314/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố Huế giai đoạn 2023-2025 (NQ 1314). Các nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương có 9 đơn vị cấp huyện, 133 đơn vị cấp xã

TIN MỚI

Return to top