ClockThứ Sáu, 20/11/2020 14:45

Có giải pháp chiến lược, đột phá phục vụ mục tiêu phát triển bền vững

TTH.VN - Ngày 20/11, tại cuộc họp UBND tỉnh đánh giá tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 2020, kế hoạch phát triển năm 2021, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ yêu cầu toàn bộ hệ thống chính trị phải tìm kiếm giải pháp, thúc đẩy các chương trình, dự án trọng điểm, tạo nguồn lực cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

APEC đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực, phục hồi kinh tế bền vữngKhai mạc kỳ họp chuyên đề lần thứ 12, HĐND tỉnh khóa VIIThủ tướng yêu cầu tăng tốc trong 2 tháng cuối nămCần số hóa và cải cách kinh doanh nhiều hơn ở khu vực châu ÁPhấn đấu đạt mức tăng trưởng từ 2,5 đến 3% trong năm nayChọn các mũi đột phá đưa Phú Lộc trở thành trung tâm kinh tế của tỉnhQuảng Điền: Khuyến khích, thúc đẩy tiểu thủ công nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ kiểm tra các sản phẩm OCOP tại huyện Phong Điền 

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cũng yêu cầu toàn bộ hệ thống chính trị phải tìm kiếm giải pháp, thúc đẩy các chương trình, dự án trọng điểm, tạo nguồn lực cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh; đồng thời chuẩn bị cho các chương trình, dự án mang tính chiến lược, đột phá phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững lâu dài.

Thu ngân sách 8.405 tỷ đồng, vượt 10% dự toán

Năm 2020, dù ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, dịch bệnh, nhưng với sự quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, ước thực hiện có 9/14 chỉ tiêu chủ yếu đạt kế hoạch đề ra; 5 chỉ tiêu không đạt, gồm: tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP), GRDP bình quân đầu người, giá trị xuất khẩu, tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tạo việc làm mới.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2020 ước đạt 2%, không đạt kế hoạch đề ra do ảnh hưởng trực tiếp của đại dịch COVID-19 và thiên tai trong năm gây ra. Đặc biệt, trong điều kiện khó khăn, thách thức nhưng với sự chỉ đạo, điều hành linh hoạt, hiệu quả thu ngân sách nhà nước ước đạt 8.405 tỷ đồng, vượt 10% so với dự toán. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 24.500 tỷ đồng, tăng 7,9%. Hầu hết các chỉ tiêu về văn hóa, xã hội và môi trường đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. An sinh, phúc lợi xã hội được đảm bảo. Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Bên cạnh những kết quả đạt được, KT - XH vẫn còn những tồn tại, hạn chế như một số năng lực mới ngành công nghiệp (thủy điện, may mặc...) đi vào hoạt động quy mô nhỏ; một số dự án đầu tư lớn được cấp chủ trương đầu tư nhưng triển khai chậm tiến độ; đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã phê duyệt nhưng kết quả triển khai chưa đạt như kỳ vọng, thiếu các dự án sản xuất nông nghiệp chuyên canh lớn, chế biến sâu; mô hình nông nghiệp công nghệ cao; công tác xã hội hoá trong lĩnh vực khai thác, phát huy các giá trị di sản văn hoá và hoạt động văn hoá còn khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách.

Phát triển gắn với công nghệ số

Chủ tịch UBND tỉnh thăm cơ sở mây tre đan Bao La

Phát biểu kết luận tại cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ khẳng định, Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI là tiền đề, nền tảng và động lực quan trọng để tỉnh phát triển nhanh và bền vững trong giai đoạn mới. Do đó, yêu cầu toàn bộ hệ thống chính trị phải xác định và tập trung nguồn lực vào việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm; tìm kiếm giải pháp, thúc đẩy các chương trình, dự án trọng điểm tạo nguồn lực cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh; đồng thời chuẩn bị cho các chương trình, dự án mang tính chiến lược, đột phá phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững lâu dài cho các năm tiếp theo.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp nhằm khôi phục và phát triển KT- XH trong trạng thái bình thường mới. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hoá Huế, với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh. Đẩy mạnh cải cách hành chính, phát huy dân chủ, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững sự ổn định chính trị - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân.

Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo tập trung phục hồi và phát triển du lịch, thương mại, xuất khẩu, y tế, giáo dục, logictics gắn với công nghệ số. Từng bước xây dựng thương hiệu du lịch Huế - Kinh đô của lễ hội, ẩm thực và áo dài, tạo động lực góp phần phát triển KT - XH của địa phương. Phát triển sản xuất công nghiệp theo hướng hiện đại, chất lượng cao; ưu tiên công nghiệp hỗ trợ dệt may; phát triển công nghiệp công nghệ thông tin phát triển ngành năng lượng sạch; sản xuất, lắp ráp ô tô; công nghiệp chế biến sâu và sử dụng sản phẩm chế biến sâu silicat để sản xuất sản phẩm mới.

Đồng thời, đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp; mở rộng mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp theo hướng quy trình khép kín, an toàn; phát triển nông nghiệp, nông thôn toàn diện, bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Phát triển các mô hình chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản; phát triển nông nghiệp, xây dựng các sản phẩm OCOP tại các địa phương gắn với phát triển du lịch. Nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho cư dân nông thôn. Chủ động phòng chống dịch bệnh, thiên tai.

Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành liên quan triển khai công tác lập quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng từ mục tiêu chung đến việc triển khai thực hiện các nội dung cụ thể nhằm đảm bảo tính đồng bộ trong việc tổ chức thực hiện với việc hướng tới mục tiêu sớm đưa Thừa Thiên Huế thành thành phố Trực thuộc Trung ương theo hướng đô thị di sản, phát triển hạ tầng kết cấu đồng bộ và tạo hành lang cơ sở pháp lý đầy đủ cho công tác xúc tiến đầu tư, phát triển đô thị.

Bài, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Khi người dân có “điểm tựa”

Từ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các tổ chức, đoàn thể và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, người dân Phú Vang đã nỗ lực vươn lên, chung sức cùng địa phương thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế.

Khi người dân có “điểm tựa”
Giúp phụ nữ nâng cao quyền năng kinh tế

Xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ là một trong những nội dung quan trọng của dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” mà Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã và đang triển khai.

Giúp phụ nữ nâng cao quyền năng kinh tế

TIN MỚI

Return to top