ClockThứ Năm, 04/06/2020 10:26

Có một dòng vốn đắt đỏ

TTH - Đang có một thị trường lãi suất rất cao – trái phiếu doanh nghiệp (DN), dao động từ 10,5 - 12,5%/năm. Lãi suất cao đang hút một lượng vốn lớn của nhà đầu tư. Theo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, con số này 4 tháng đầu năm 2020 là hơn 50.000 tỷ đồng.

Kịch bản của nợ xấuXử lý nợ xấu như thế nào để đạt hiệu quả?Tiếp tục triển khai các giải pháp xử lý nợ xấu

Trái phiếu DN có hai dạng phát hành - phát hành rộng rãi ra công chúng và trái phiếu riêng lẻ. Trái phiếu DN phát hành ra công chúng phải tuân thủ các nguyên tắc hết sức chặt chẽ và phải được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy chứng nhận. Trong khi đó, phát hành trái phiếu DN riêng lẻ “dễ thở” hơn nhiều và chỉ công bố thông tin trực tiếp cho bên mua và cho Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội.

Thông thường các điều kiện ràng buộc ít hơn thì cũng đồng nghĩa với độ rủi ro cao hơn. Điều này giải thích vì sao trái phiếu DN riêng lẻ hiện tại đang ở mức cao hơn nhiều so với trái phiếu DN phát hành ra công chúng và cao có khi gấp đôi so với lãi suất ngân hàng.

Bất kỳ một sự rủi ro nào ở lĩnh vực tài chính cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế. Rủi ro càng lớn nó có thể tác động đến cả nền kinh tế. Chúng ta đã từng chứng kiến một thời kỳ cách đây chưa lâu, nhiều ngân hàng ồ ạt cho vay “dưới chuẩn” đã làm cho “đống” nợ xấu tăng lên, gây áp lực rất lớn đối với nền kinh tế.

Ở Huế, nhiều công trình dang dở trong thời kỳ nợ xấu tăng cao, giờ vẫn còn “trơ trơ bóng nguyệt”. Đi ven biển từ Thuận An xuống Phú Thuận, Phú Diên (Phú Vang) chúng ta sẽ thấy còn nhiều công trình như vậy.

Điều này cho thấy, hễ đụng đến tài chính là phải hết sức thận trọng – từ Nhà nước (quản lý) nhà đầu tư (cho vay) và cả người đi vay. Càng có những dấu hiệu chứng tỏ độ rủi ro tăng lên thì cần phải càng hết sức thận trọng.

Những dấu hiệu nói trên có thể phản ánh là DN có thể đang khát vốn. Đi vay ngân hàng cũng là một kênh huy động vốn, phát hành trái phiếu cũng là một kênh. Lẽ thường, DN sẽ chọn kênh huy động vốn nào rẻ nhất. So với các kênh huy động vốn hiện tại thì kênh đi vay từ ngân hàng là rẻ nhất. Thế nhưng vì sao DN không vay? Có thể DN đã hết hạn mức vay trong khi cơ hội làm ăn trong ngắn hạn và dài hạn vẫn có. Điều này đã buộc DN phải tìm đến một kênh huy động vốn khác, dù đắt đỏ hơn! Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể loại trừ những DN có “thể trạng” tài chính yếu, huy động để tái cơ cấu nợ, chẳng hạn. Đồng tiền huy động nếu không được sử dụng lành mạnh sẽ rất dễ dẫn đến đổ vỡ.

Đối với người mua trái phiếu cũng cần phải thận trọng xem xét vấn đề này. Giữa một kênh huy động vốn 8%/năm và một kênh huy động 12,5%/năm, thậm chí có thông tin còn hơn thế nữa, với người có tiền đầu tư vào các kênh này, rõ ràng, lãi suất càng cao độ hấp dẫn càng lớn. Rất có thể chính độ hấp dẫn của lãi suất làm cho nhà đầu tư quên đi nguyên tắc rủi ro!

Như trên đã nói, một khi rủi ro xảy ra, theo một phản ứng dây chuyền, ít nhiều các bên liên quan đều bị ảnh hưởng. Quy mô càng lớn, diện càng rộng thì độ ảnh hưởng tiêu cực càng sâu sắc. Vì vậy đòi hỏi tất cả các bên đều phải thận trọng. Các ngành chức năng quản lý Nhà nước cần nghiên cứu thận trọng và thường xuyên cảnh báo điều này. Ngay DN phát hành trái phiếu cũng phải tính toán kỹ lưỡng từng món phát hành, mục đích sử dụng, phát huy tối đa hiệu quả đồng vốn huy động. Nhà đầu tư, với tư cách là người bỏ tiền, chuyện được mất cũng phải nghiên cứu thận trọng, không nên “đánh cược”.

Nguyên Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP. Huế

Để đảm bảo Dự án (DA) Cải thiện môi trường nước TP. Huế được thực hiện đầy đủ các hạng mục theo quy mô đầu tư được duyệt, hoàn thành tất cả mục tiêu đề ra, nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn vay, UBND tỉnh đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư DA với thời gian thực hiện đến ngày 31/12/2025.

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP Huế
THỊ TRƯỜNG GIÁO DỤC ASEAN:
Xu hướng và cơ hội đầu tư

Trong bối cảnh Đông Nam Á đang tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế và biến đổi xã hội, vai trò của giáo dục trong việc bồi dưỡng lực lượng lao động có kỹ năng chưa bao giờ quan trọng hơn thế. Giáo dục - với tư cách là động lực chính thúc đẩy năng lực cạnh tranh kinh tế và tính di động xã hội, đóng vai trò trung tâm trong quá trình chuyển đổi này. Các chính phủ trên khắp khu vực đang thực hiện các cải cách đầy tham vọng và tích cực kêu gọi đầu tư nước ngoài để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về giáo dục chất lượng ở mọi cấp độ, từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học và sau đại học.

Xu hướng và cơ hội đầu tư
Các hãng hàng không cần tăng cường sử dụng nhiên liệu bền vững

Theo một nghiên cứu của nhóm vận động giao thông và môi trường có trụ sở tại Brussels, hầu hết các hãng hàng không trên thế giới vẫn chưa nỗ lực hết sức trong tiến trình chuyển sang sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững (SAF). Đồng thời, các chuyên gia cũng phát hiện ra rằng các nhà sản xuất dầu hiện đang đầu tư quá ít vào quá trình chuyển đổi này.

Các hãng hàng không cần tăng cường sử dụng nhiên liệu bền vững
Return to top