ClockChủ Nhật, 17/02/2019 10:09

Xử lý nợ xấu như thế nào để đạt hiệu quả?

Để việc xử lý nợ xấu đạt hiệu quả, phải hình thành được thị trường mua - bán nợ với sự tham gia của các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nước ngoài.

Tiếp tục triển khai các giải pháp xử lý nợ xấuNhiều hơn và khó kiểm soátTỷ lệ nợ xấu ở các ngân hàng thương mại cổ phần đạt 2,19%

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), năm 2018, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) đã xử lý được 149,22 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống TCTD là 1,89%, giảm so với mức 2,46% cuối năm 2016 và mức 1,99% cuối năm 2017. Đây là mức thấp nhất kể từ năm 2012 đến nay và đã nằm sâu dưới ngưỡng 2% - ngưỡng mục tiêu trong Nghị quyết số 01 vừa ban hành hồi đầu năm.

Nhờ hoạt động xử lý nợ xấu được đẩy nhanh hơn, giá trị nợ xấu xử lý trong năm 2018 tăng gần 30% so với năm 2017.

Mặc dù đạt được kết quả như vậy nhưng các chuyên gia kinh tế cho rằng, nợ xấu còn tiềm ẩn ở các khoản mục nợ cơ cấu, trái phiếu doanh nghiệp cơ cấu nợ, các khoản ủy thác, phải thu khó đòi... Nợ xấu ở nhóm ngân hàng mua bắt buộc, ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt, ngân hàng yếu kém chậm cải thiện.

Nợ xấu cần được giải quyết dứt điểm trong 3 năm tới. Ảnh minh họa: KT

Theo ông Nghiêm Xuân Thành - Chủ tịch HĐQT Vietcombank, nợ xấu không chỉ có nguyên nhân phát sinh từ các ngân hàng mà từ thị trường, từ sản xuất kinh doanh của khách hàng bị suy giảm, phá sản, một số khách hàng thiếu thiện chí trong việc trả nợ ngân hàng.

Theo đánh giá của chuyên gia tài chính - ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, trong năm 2018, đã có những bước tiến đáng kể trong việc xử lý nợ xấu của các ngân hàng, từ phía các ngân hàng thương mại cũng như VAMC. Mặc dù vậy, lượng nợ xấu còn tồn trong ngân hàng vẫn rất lớn. Năm 2019, đống nợ xấu này phải được giải quyết rốt ráo và triệt để hơn.

Ông Hiếu cho rằng, Nghị quyết 42 của Quốc hội đã đưa ra một số cơ sở pháp lý để các ngân hàng có thể giải quyết nợ xấu hiệu quả hơn, chẳng hạn như, việc thu hồi tài sản bảo đảm có hay không có sự hợp tác của người đi vay cũng như các cơ quan an ninh. Chính quyền địa phương phải hỗ trợ các ngân hàng trong việc thu giữ tài sản bảo đảm. Nếu việc thu giữ đó hợp pháp rồi thì tòa án cũng cần theo Nghị định 42 có những thủ tục ngắn gọn để xử lý các  vụ kiện liên quan đến vấn đề thu giữ tài sản bảo đảm.

Ông Hiếu nhận định, hiện, lượng nợ xấu cũ trong hệ thống ngân hàng, hệ thống VAMC vẫn còn nhiều, quá trình xử lý nợ xấu lại gặp nhiều khó khăn, do đó năm 2019 không kỳ vọng có thể xử lý được hết đống nợ xấu hiện hữu.

Trong vòng 3 năm tới, khi Nghị quyết 42 của Quốc hội được đưa ra thì nợ xấu phải được xử lý hoàn toàn. Với những món nợ xấu phát sinh, các ngân hàng phải tiếp tục xử lý dứt điểm.

Để nợ xấu được giải quyết nhanh, hiệu quả, các cơ quan của Chính phủ từ NHNN, các NHTM cổ phần, Bộ Tài chính, các cơ quan an ninh phải cùng vào cuộc để đẩy mạnh xử lý nợ xấu. Điều này không có nghĩa các ngân hàng chỉ thu giữ tài sản bảo đảm, thế chấp mà phải thanh lý, bán được những tài sản đó một cách nhanh chóng, dễ dàng. Việc công chứng hay bán tài sản bảo đảm phải được thực hiện thông thoáng hơn.

Ông Hiếu cho biết thêm, Nghị quyết 42 quy định phải thành lập thị trường mua - bán nợ, đến thời điểm hiện tại, thị trường này đã có nhưng thành phần thu hẹp chỉ có ngân hàng thương mại, công ty quản lý tài sản của các ngân hàng thương mại, VAMC, Công ty mua bán nợ Việt Nam (DATC).

Do đó, để xử lý nợ xấu không còn là bài toán khó, đòi hỏi phải hình thành được thị trường mua - bán nợ với sự tham gia của các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nước ngoài. Cùng với đó, thị trường mua – bán nợ phải được đa dạng với nhiều đối tượng, thành phần khác nhau, ngay cả người dân cũng có thể tham gia thị trường này. Sàn giao dịch phải có đủ hạ tầng cơ sở, có thông tin đầy đủ về những món nợ xấu được đưa lên sàn và giao dịch buôn bán như món hàng hóa.

“Điều quan trọng là những quy định về chuyển nhượng tài sản từ bất động sản, đất đai nhà cửa phải được thông thoáng hơn. Bởi hiện tại vẫn còn nhiều vướng mắc trong vấn đề chuyển giao, bán đấu giá, chuyển nhượng, công chứng… Nếu các quy định về pháp luật còn khó khăn, còn nhiều ràng buộc thì vấn đề xử lý nợ không dễ thực hiện một cách nhanh chóng”, ông Nguyễn Trí Hiếu cho hay.

Theo ông Lê Minh Hưng - Thống đốc NHNN, mục tiêu của ngành Ngân hàng năm 2019 là điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô.

Đặc biệt, năm 2019 toàn ngành ngân hàng sẽ triển khai Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD; đẩy mạnh xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường, kiểm soát nợ xấu mới phát sinh và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu.

Theo đó, phấn đấu đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng xuống dưới 2%; tỷ lệ nợ xấu và các khoản tiềm ẩn trở thành nợ xấu dưới 5%.  Đặc biệt, tăng cường công tác thanh tra, giám sát, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động của hệ thống các TCTD, hỗ trợ công tác cơ cấu lại các TCTD gắn với xử lý nợ xấu... Đây là hướng mới của toàn ngành trong việc ngăn chặn xử lý nợ xấu trong giai đoạn tiếp theo 2019-2020...

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP. Huế

Để đảm bảo Dự án (DA) Cải thiện môi trường nước TP. Huế được thực hiện đầy đủ các hạng mục theo quy mô đầu tư được duyệt, hoàn thành tất cả mục tiêu đề ra, nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn vay, UBND tỉnh đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư DA với thời gian thực hiện đến ngày 31/12/2025.

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP Huế
THỊ TRƯỜNG GIÁO DỤC ASEAN:
Xu hướng và cơ hội đầu tư

Trong bối cảnh Đông Nam Á đang tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế và biến đổi xã hội, vai trò của giáo dục trong việc bồi dưỡng lực lượng lao động có kỹ năng chưa bao giờ quan trọng hơn thế. Giáo dục - với tư cách là động lực chính thúc đẩy năng lực cạnh tranh kinh tế và tính di động xã hội, đóng vai trò trung tâm trong quá trình chuyển đổi này. Các chính phủ trên khắp khu vực đang thực hiện các cải cách đầy tham vọng và tích cực kêu gọi đầu tư nước ngoài để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về giáo dục chất lượng ở mọi cấp độ, từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học và sau đại học.

Xu hướng và cơ hội đầu tư
Các hãng hàng không cần tăng cường sử dụng nhiên liệu bền vững

Theo một nghiên cứu của nhóm vận động giao thông và môi trường có trụ sở tại Brussels, hầu hết các hãng hàng không trên thế giới vẫn chưa nỗ lực hết sức trong tiến trình chuyển sang sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững (SAF). Đồng thời, các chuyên gia cũng phát hiện ra rằng các nhà sản xuất dầu hiện đang đầu tư quá ít vào quá trình chuyển đổi này.

Các hãng hàng không cần tăng cường sử dụng nhiên liệu bền vững
Return to top