ClockThứ Tư, 11/09/2019 09:08

Có tên trên bản đồ du lịch – nhưng tại sao?

TTH - Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) năm 2019 vừa công bố năng lực cạnh tranh về lữ hành và du lịch, cho biết, năm 2017 (năm xếp hạng), Việt Nam đón 12,9 triệu khách quốc tế, doanh thu mỗi khách là 688 USD. Con số này quy đổi ra VND là khoảng hơn 15 triệu đồng. Diễn đàn này cũng cho biết, doanh thu mỗi khách du lịch quốc tế đến Việt Nam chỉ bằng chưa đến 60% so với khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Đối với du lịch Thừa Thiên Huế, theo một con số thống kê, năm 2018, Thừa Thiên Huế ước đón được 4,332 triệu lượt khách (cả quốc tế và nội địa). Doanh thu ngành du lịch ước đạt 4.400 tỷ đồng. Như vậy, tính trung bình mỗi du khách đến Huế chi tiêu khoảng hơn 1 triệu đồng. Ở Huế, khách lưu trú chỉ loanh quanh con số 2 ngày, nghĩa là mỗi ngày chi tiêu trung bình 500.000 đồng. Có một con số khác do Tổng cục Du lịch công bố, mỗi ngày khách quốc tế ở Việt Nam chỉ tiêu khoảng 96 USD (số liệu công bố tháng 12/2018).

Điều này cho chúng ta thấy về phía khách: Khách đến Huế có thể phần lớn là khách không sang nên mức chi tiêu thấp. Về phía chủ nhà, rất có thể chúng ta chưa tạo ra được các sản phẩm du lịch đẳng cấp để thu tiền. Gần đây, có một số khu du lịch đẳng cấp 4 -5 sao ra đời nhưng điều này chưa cải thiện được tình hình chi tiêu của du khách. Con số nêu trên đã cho thấy điều đó, 6 tháng đầu năm 2019 đón 2,5 triệu lượt khách nhưng doanh thu chỉ được hơn 2.400 tỷ đồng, tính trung bình du khách chi tiêu còn thấp hơn 2018.

Hôm trước về cảng Chân Mây, trò chuyện với một người quen làm việc ở cảng, tôi được biết, cảng Chân Mây hàng năm đón ngày càng nhiều hơn khách du lịch tàu biển. Mỗi khi cập, tàu trả hàng ngàn khách. Tàu du lịch biển là tàu hạng sang thuộc hàng 5 - 6 sao. Thế nhưng khi tàu cập cảng, phần lớn du khách đi vào Đà Nẵng, lượng khách đi xe “75” rất ít. Tôi đã nghe câu chuyện này nhiều nhưng đây là lần đầu tiên “trò chuyện chân tình trực tiếp”. Mọi sự so sánh đều khập khiễng nhưng đây là một thực tế để chúng ta nhìn nhận, phấn đấu. Thừa Thiên Huế với nhiều di sản, có tên trên bản đồ du lịch thế giới hẳn hoi, tại sao lại vậy?

Khách du lịch đến Việt Nam chi tiêu đã thấp, đến Huế chi tiêu lại càng thấp hơn. Đó thật sự là một bức tranh, nếu nhìn nhận thẳng thắn là một bức tranh không vui.

Thực ra điều này đáng lo lắng, nhưng càng lo lắng hơn nêu đặt trong thế cạnh tranh, và bức tranh du lịch nhiều tỉnh miền Trung với nhiều điểm du lịch mới nổi và cạnh tranh ngày càng gay gắt. Chúng ta đón khách “hạng trung” thì chúng ta đưa ra thị trường các dịch vụ cũng tương ứng như vậy. Một khi điểm xuất phát nó thấp thì “bước nhảy" cũng thấp theo. Về lâu dài rất có thể tụt hậu.

Chúng ta chỉ hy vọng một điều là Huế khác biệt – cảnh quan, môi trường, văn hóa… Có thể đến một ngày nào đó tình hình sẽ cải thiện?

Nguyên Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

Sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 đã kéo theo sự phát triển của xu hướng du lịch thông minh. Các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành du lịch không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các sản phẩm mới, giúp nâng cao trải nghiệm của du khách mà còn cần những sự thay đổi phù hợp với tình hình mới.

Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh
Thành phố ẩm thực

Từ mạch nguồn Thuận Hóa - Phú Xuân gần 720 năm trước, Huế có nguồn tài nguyên tinh hoa ẩm thực, mang lại lợi thế cạnh tranh cho du lịch Cố đô. Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương mang lại cho Huế vận hội mới mà nhắc đến Huế, cùng với những sắc diện tươi mới, người ta sẽ nghĩ ngay đến một thành phố ẩm thực của tinh hoa hội tụ.

Thành phố ẩm thực
Return to top