ClockThứ Sáu, 03/11/2017 06:06

Cuộc đồng hành của Cách mạng tháng Mười và nền văn học Xôviết

TTH - Nền văn học cách mạng Việt Nam được hình thành và phát triển từ những năm đầu thế kỷ XX. Tư tưởng Cách mạng tháng Mười, sự cụ thể hóa thắng lợi của chủ nghĩa Mác - Lênin đã có những tác động tích cực và trực tiếp đến nền văn học cách mạng Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử của nó, từ khi nền văn học này còn phải tồn tại trong vòng bí mật đến khi hoạt động công khai sau Cách mạng tháng Tám.

Người dân và lực lượng khởi nghĩa diễu hành tại Saint-Peterburg chúc mừng thành công của cuộc Cách mạng ngày 7-11-1917. Ảnh: Internet

Nền văn học cách mạng Việt Nam có tiền thân từ văn học yêu nước nửa sau thế kỷ XIX và đầu XX, được sáng tác bởi các nhà Nho và các chí sĩ cách mạng. Nền văn học yêu nước bùng phát khi đất nước bị thực dân Pháp xâm lược. Điều đặc biệt là, nhiều chí sĩ yêu nước Việt Nam thời bấy giờ đã biết đến và bày tỏ sự quan tâm, trân trọng đối với Cách mạng tháng Mười và Lênin. Cuốn Phan Bội Châu niên biểu đã đề cập đến việc Cụ Phan tiếp xúc với những đại diện của Liên Xô tại Bắc Kinh. Năm 1922, chính Cụ Phan đã sử dụng những tài liệu từ Nhật Bản để viết về tiểu sử Lênin.

Trong thực tế, những mầm mống đầu tiên của nền văn học cách mạng Việt Nam lại xuất hiện ở nước ngoài, gắn với tên tuổi Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Một sự kiện quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh là việc Người sang Liên Xô vào năm 1923. Hồ Chí Minh muốn trực tiếp nhìn thấy những thành tựu của Cách mạng tháng Mười và nghiên cứu về con đường cách mạng mà Lênin vạch ra. Hồ Chí Minh đã viết một số bài báo và bút ký về Lênin trong những năm này. Nổi bật là tác phẩm Lênin và các dân tộc thuộc địa. Trong đó, Người đã nhấn mạnh đến tinh thần cách mạng cao cả và rộng lớn của Lênin.

Người cũng đã viết một tác phẩm có tựa đề Nhật ký chìm tàu. Nhưng phác thảo này bị thất lạc và chỉ được tìm thấy một phần vào những năm đầu thập niên 1960. Mục đích mà tác giả của cuốn sách đặt ra là “nói lên sự thật về Tổ quốc của Cách mạng tháng Mười”. Trong đoạn kết thúc tác phẩm, tác giả nói lên sự tin tưởng vào Cách mạng tháng Mười Nga và đó là tấm gương cho các dân tộc bị áp bức nô dịch noi theo: Dân Nga cách mạng thành công/ Dạy cho dân tộc Á Đông cách làm.

Trong sự đa dạng về đề tài và chủ đề của các bài báo và tác phẩm văn học của Hồ Chí Minh, bên cạnh việc xác định tính Đảng, tính dân tộc và tính quốc tế của việc phản ánh, thì Người đặc biệt chú ý đến tính lịch sử của nhân loại qua cuộc Cách mạng tháng Mười và vai trò lịch sử của Lênin trong sự thành công của cách mạng Nga và thế giới. Nhận thức mới về lịch sử này đã tạo nên nền tảng tư tưởng cho nền văn học cách mạng Việt Nam những năm tiếp theo, trong những điều kiện tồn tại cụ thể hơn, diễn ra ở trong nước, được xây dựng và phát triển bởi những nhà cách mạng. Và một điều đáng nói ở đây là bộ phận văn học này đã tìm thấy sự khích lệ và nguồn cảm hứng lớn lao từ Cách mạng tháng Mười và đất nước Xô viết.

Có ấn tượng mạnh nhất trong những tác phẩm văn học Xô viết ở Việt Nam giai đoạn này là tiểu thuyết Người mẹ của Gorki. Tác phẩm này đã có một tác động sâu sắc, mạnh mẽ đến thế hệ thanh niên cách mạng Việt Nam. Người mẹ đã giúp ích không nhỏ vào việc nâng cao tinh thần và rèn luyện ý chí của các chiến sĩ cách mạng nước ta, làm cho họ thêm tin tưởng vào tiền đồ và sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản.

Năm 1943, Đảng Cộng sản Việt Nam công bố Đề cương văn hóa. Đây là một văn kiện lịch sử đã vận dụng toàn diện lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn văn hóa Việt Nam, đề ra phương châm xây dựng một nền văn hóa mới gắn với tính “dân tộc, khoa học, đại chúng". Đề cương văn hóa đã nhấn mạnh việc xây dựng nền văn hóa mới phải xuất phát từ những giá trị văn hóa dân tộc, nhưng phải biết kết hợp với những kinh nghiệm quý báu của các nền văn hóa tiến bộ thế giới, đặc biệt là văn hóa, văn học xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô. Đề cương văn hóa đã chuẩn bị cơ sở cho việc định hướng hoạt động lý luận, phê bình và sáng tác văn học trong điều kiện lịch sử mới sau Cách mạng tháng Tám.

Suốt thế kỷ qua, cuộc cách mạng Việt Nam do những người cộng sản lãnh đạo với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám và sự phát triển về sau, luôn có sự ủng hộ chân thành và to lớn của Liên Xô. Trong nhiều giá trị của mối quan hệ mang tính quốc tế cao cả Liên Xô – Việt Nam đem lại, thì giá trị văn hóa và đặc biệt là văn học, sẽ có tính lâu bền. Sự hình thành một nền văn học mới – nền văn học cách mạng – đấu tranh cho độc lập dân tộc và quyền lợi của con người là những giá trị thiêng liêng không thể thay thế trong lịch sử văn học dân tộc thời kỳ qua. Và trong suốt chặng đường hy sinh, gian khó đã qua của sự nghiệp cách mạng Việt Nam và của nền văn học cách mạng Việt Nam, đều có cuộc đồng hành của Cách mạng tháng Mười và nền văn học Xô viết.

Nguyễn Hồng Dũng

(Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Động lực cho văn học nghệ thuật Cố đô

Lần thứ 7 tổ chức, Giải thưởng Văn học nghệ thuật (VHNT) Cố đô (2018 - 2023) tiếp tục thu hút sự tham gia của đông đảo văn nghệ sĩ (VNS) xứ Huế. Theo kết quả cuối cùng của Hội đồng chung khảo, Giải thưởng VHNT Cố đô lần này có 57 giải dành cho 57 tác giả, nhóm tác giả (7 giải A, 18 giải B, 32 giải C).

Động lực cho văn học nghệ thuật Cố đô
Văn học miền Trung nửa sau thế kỷ XX

Ngày 1/6, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế tổ chức hội thảo khoa học Quốc gia với chủ đề “Văn học miền Trung nửa sau thế kỷ XX”.

Văn học miền Trung nửa sau thế kỷ XX
Khai mạc Trại sáng tác Văn học “Vinh Xuân – Mùa biển gọi”

Chiều 3/5 tại UBND xã Vinh Xuân (Phú Vang) diễn ra lễ khai mạc Trại sáng tác Văn học “Vinh Xuân – Mùa biển gọi” năm 2024 do Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế (thuộc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế) phối hợp UBND xã Vinh Xuân tổ chức.

Khai mạc Trại sáng tác Văn học “Vinh Xuân – Mùa biển gọi”
'Luồng gió mới' để văn học thiếu nhi phát triển

Một thời gian dài, văn học thiếu nhi có phần bị xao nhãng, thậm chí bị bỏ trống và chưa đáp ứng được nhu cầu của thiếu nhi. Cuộc vận động sáng tác cho văn học thiếu nhi như một “luồng gió mới” khiến cho văn học thiếu nhi đang dần thức tỉnh.

Luồng gió mới để văn học thiếu nhi phát triển
Tăng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế: Một bàn tay không làm nên tiếng vỗ

Đẩy mạnh tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là định hướng lớn và xuyên suốt nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% trong năm 2024 của ngành ngân hàng. Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu này cần nhiều hơn các giải pháp vực dậy nền kinh tế trong bối cảnh kinh tế thế giới, trong nước vẫn dự báo còn nhiều khó khăn.

Tăng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế Một bàn tay không làm nên tiếng vỗ

TIN MỚI

Return to top