ClockThứ Bảy, 01/06/2024 16:10

Văn học miền Trung nửa sau thế kỷ XX

TTH.VN - Ngày 1/6, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế tổ chức hội thảo khoa học Quốc gia với chủ đề “Văn học miền Trung nửa sau thế kỷ XX”.

Tìm ý tưởng khởi nghiệp từ nông nghiệp của sinh viênViệt Nam ủng hộ thúc đẩy vấn đề giáo dục trong Chương trình nghị sự Liên hợp quốcGần 80 đề tài tham gia hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên Trường đại học Y - DượcTăng hợp tác về khoa học công nghệ Gần 190 thí sinh tham gia đánh giá năng lực vẽ mỹ thuật ngành kiến trúc 103 bài báo cáo được trình bày tại hội nghị khoa học tim mạch Cố đô mở rộng lần thứ 3

Toàn cảnh hội thảo

Tại hội thảo, các đại biểu đánh giá, sau Cách mạng Tháng Tám đến năm 1975, cả nước dốc sức kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ xâm lược, giành lại độc lập, tự do, thống nhất đất nước

Trong những năm tháng văn học hai miền Bắc - Nam vận hành trên trục lịch sử đó, văn học miền Trung vẫn phát triển “Tự nhiên nhi nhiên”, hòa mình vào dòng chảy chung của văn học dân tộc. Sau năm 1975, khi thống nhất đất nước, văn học miền Trung lại tiếp tục khẳng định trên các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật trong tương quan so sánh với các miền trên cả nước. Nếu không có những đóng góp lớn lao về tác giả - tác phẩm đa dạng, phong phú của văn học miền Trung thì văn học Việt Nam đương đại khó đạt được nhiều thành tựu lớn lao như hiện tại.

Chính vì thế, để làm rõ những đóng góp quan trọng đó, hội thảo “Văn học miền Trung nửa sau thế kỷ XX” đã được tổ chức. Ban tổ chức đã nhận được hơn 80 bài viết của các tác giả, các nhà khoa học, những người yêu thích văn học từ các trường đại học, trung học phổ thông, trung tâm nghiên cứu trên cả nước. Các bài viết mang tính chuyên sâu khi nghiên cứu, lý giải những đổi mới của văn học miền Trung qua các đề tài, với nhiều nội dung khác nhau; khẳng định những thành tựu và đóng góp của văn học miền Trung cho nền văn học Việt Nam hiện đại.

Nội dung được chia sẻ tại hội thảo được chia thành 4 nhóm chính là: Các nhà văn, nhà thơ ở các đô thị miền Nam trước năm 1975; thành tựu văn học miền Trung trước và sau năm 1975; văn học tôn giáo và các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu, lý luận phê bình ở dọc đường miền Trung sau năm 1975.

Thông qua hội thảo, không chỉ giúp công chúng hiểu thêm về văn hoá, con người miền Trung, mà còn giúp các nhà nghiên cứu tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu chuyên sâu về những vỉa tầng đang còn khuất lấp đâu đó để văn học miền Trung ngày càng được khẳng định và có nhiều đóng góp hơn cho nền văn học Việt Nam đương đại.

Tin, ảnh: ĐỨC QUANG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ĐẠI HỌC HUẾ HƯỚNG ĐẾN ĐẠI HỌC QUỐC GIA:
Nhiều tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu

Trong tiến trình xây dựng và phát triển, đặc biệt kể từ sau 30 năm tái thành lập, Đại học Huế (ĐHH) đã cơ bản đạt các tiêu chuẩn, tiêu chí để trở thành Đại học Quốc gia theo quy định.

Nhiều tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu
Nhật Quyên với “Trường học ‘không tường’”

Tại giải thưởng Kiến trúc Xanh sinh viên năm 2024 – SGA 2024, Khoa Kiến trúc, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế vinh dự có 2/19 đồ án được trao giải. Đồ án tốt nghiệp “OTT – Trường học ‘không tường’ – Không gian trải nghiệm hành trình xanh” của sinh viên Nguyễn Hoàng Nhật Quyên (sinh năm 2001) nhận được nhiều sự khen ngợi từ ban giám khảo và giành giải Nhì toàn quốc.

Nhật Quyên với “Trường học ‘không tường’”

TIN MỚI

Return to top