ClockThứ Hai, 30/11/2020 10:13

Đại tướng trong lòng người dân quê hương

TTH - Trong ký ức của người dân xứ Truồi, làng Bàn Môn, xã Lộc An (Phú Lộc), hình ảnh về cố Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh là một vị tướng tài ba gần gũi, thân thương.

Hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dânCác thế hệ cựu chiến binh Thừa Thiên Huế với Đại tướng Lê Đức AnhHội thảo Khoa học cấp Quốc gia về Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh sẽ tổ chức tại Huế

Cán bộ, Nhân dân Lộc An và bà con dòng họ luôn khắc ghi những lời căn dặn của Đại tướng Lê Đức Anh

Thăm Nhà văn hóa, thư viện Đại tướng

Đến Nhà văn hóa, thư viện Đại tướng Lê Đức Anh ở xã Lộc An, chúng tôi bắt gặp các em học sinh say sưa đọc sách, tìm hiểu về cuộc đời và cống hiến cho quê hương, đất nước của Đại tướng. 

Chị Trần Thị Xuân, nhân viên thư viện Nhà văn hóa, thư viện Ðại tướng Lê Ðức Anh cho biết: "Những ngày này, rất đông người dân và học sinh, sinh viên đến tham quan, tìm hiểu về những kỷ vật gắn bó với cuộc đời, sự nghiệp của Ðại tướng".

Công trình Nhà văn hoá, thư viện Đại tướng Lê Đức Anh khánh thành năm 2012 ngay tại nơi ông sinh ra, với diện tích khoảng 4.000m2, bao gồm nhiều hạng mục như: hệ thống nhà lưu niệm, thư viện, sân vườn... Đây là nơi lưu giữ nhiều tư liệu, hiện vật, hình ảnh, đầu sách về cuộc đời, thân thế và sự nghiệp của Đại tướng Lê Đức Anh, trở thành một địa chỉ văn hóa đón học sinh, người dân và du khách tham quan, tìm hiểu.

Ông Lê Văn Lân, cháu gọi cố Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh là chú họ, kể: "Khi có kế hoạch xây dựng Nhà văn hóa, thư viện mang tên Đại tướng, ban đầu Đại tướng không đồng ý vì sợ làm phiền đến cuộc sống của người dân. Sau nhiều lần thuyết phục, Đại tướng mới đồng ý. Đại tướng nhắc nhở không nên xây lớn, ảnh hưởng đến ruộng đất, nhà cửa và cuộc sống của bà con trong làng".

Khắc ghi lời dặn

Ông Trần Văn Luật, 72 tuổi, Trưởng thôn Nam (làng Bàn Môn, xã Lộc An) nhớ lại: "Nhiều lần về quê, Đại tướng thường dặn bà con phải coi trọng sự học, chăm lo cho con cháu học hành đến nơi đến chốn để sau này xây dựng quê hương. Bà con xóm làng sống chan hòa, gắn bó với nhau, giúp đỡ những người gặp khó khăn để cùng nhau vươn lên trong cuộc sống. Đại tướng là người sống rất giản dị, luôn gần gũi, quan tâm đến cuộc sống của người dân, chân tình nhưng rất sâu sắc và luôn nặng tình với quê hương. Trong một lần về thăm quê, nhìn thấy con đường xuống bến sông Truồi bị xuống cấp, Đại tướng đã bỏ kinh phí để bê tông hóa con đường giúp bà con đi lại được thuận tiện hơn".

Cùng chung tâm sự, ông Lê Đức Đáng, 85 tuổi, ở thôn Nam cho hay: "Với người dân chúng tôi, Đại tướng không chỉ là người con kiệt xuất của quê hương, mà còn là một người giản dị, gần gũi. Ông thích ăn những món ăn dân dã, đậm chất quê hương, đặc biệt một thứ không thể thiếu được là nước chè xanh xứ Truồi. Bà con chúng tôi rất kính trọng Đại tướng và xem ông là tấm gương sáng để noi theo, cùng nhau đùm bọc sẻ chia khó khăn để xây dựng thôn xóm ngày càng phát triển".

Theo lời kể của người dân xã Lộc An, khi còn khỏe mạnh, Đại tướng nhiều lần về thăm quê. Mỗi lần về quê, ông thường đi thăm bà con trong thôn xóm, ân cần hỏi thăm tình hình cuộc sống, lao động sản xuất của bà con. Ông luôn nhắc nhở bà con họ hàng, con cháu ở làng Bàn Môn phải chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; phát huy tinh thần thi đua yêu nước, tích cực lao động sản xuất để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Mỗi người dân Lộc An luôn tự hào và khắc ghi công lao to lớn của Đại tướng Lê Đức Anh cho sự nghiệp vẻ vang của Đảng, của dân tộc. Tấm gương sáng về tinh thần và nghị lực cách mạng, phẩm chất cao đẹp, cũng như tình cảm thiêng liêng mà Đại tướng dành cho quê hương là động lực để mỗi người dân Lộc An, Phú Lộc nói riêng và của toàn tỉnh nói chung vượt qua khó khăn, cùng nhau giữ gìn truyền thống, xây dựng quê hương trong giai đoạn mới.

Chủ tịch UBND xã Lộc An Trương Thanh Tín bày tỏ tự hào khi lớp cán bộ trẻ ở địa phương luôn khắc ghi lời căn dặn của Đại tướng, đó là quan tâm đến công tác dân vận và thực hiện tốt việc phát huy sức dân.

Bài, ảnh: Bá Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao quà trị giá gần 127 triệu đồng cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

Ngày 22/11, tại thị trấn Phú Đa (Phú Vang), Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam cùng Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo- Người tàn tật vàTrẻ mồ côi tỉnh Lâm Đồng phối hợp Hội Người khuyết tật- Bảo trợ người khuyết tật & trẻ mồ côi Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình trao quà hỗ trợ cho người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh bị thiệt hại do cơn bão số 6,với tổng trị giá gần 127 triệu đồng.

Trao quà trị giá gần 127 triệu đồng cho người dân có hoàn cảnh khó khăn
Hướng đến nền y tế hiện đại, tăng sự hài lòng của người dân

Trong xu thế đẩy mạnh chuyển đổi số, Sở Y tế đầu tư xây dựng Trung tâm Điều hành y tế thông minh (YTTM) nhằm phục vụ cho việc hoạch định chính sách, quản lý điều hành, phòng, chống dịch bệnh, giúp người dân nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng. PGS.TS. Trần Kiêm Hảo, Giám đốc Sở Y tế đã trao đổi với Báo Thừa Thiên Huế về vấn đề này.

Hướng đến nền y tế hiện đại, tăng sự hài lòng của người dân
​Tầm soát miễn phí bệnh đái tháo đường cho người dân

Hưởng ứng ngày Đái tháo đường thế giới 14/11, Đoàn Thanh niên Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp cùng Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh tổ chức chương trình “Tầm soát miễn phí đái tháo đường cho người dân toàn tỉnh”.

​Tầm soát miễn phí bệnh đái tháo đường cho người dân
Động lực để người dân vươn lên thoát nghèo

Với cách làm linh hoạt, hiệu quả, sát với tình hình thực tế, huyện Phú Lộc đang đưa các chính sách, mô hình thiết thực đến với hộ nghèo để giúp họ vươn lên trong cuộc sống.

Động lực để người dân vươn lên thoát nghèo
Return to top