ClockThứ Sáu, 14/08/2020 07:15

Dấu ấn nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu với Huế

TTH - Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã đi xa, nhưng đồng đội và người dân ở Huế vẫn luôn nhớ đến ông, một con người thủy chung với đồng đội và gần gũi, lo lắng cho dân.

Lãnh đạo Trung Quốc, Lào, Campuchia, Cuba gửi Điện chia buồn nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu từ trầnThông cáo đặc biệt: Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu từ trầnLàng Rồng thương nhớ khôn nguôiNguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu từ trầnTừ Hòa Duân đến làng Rồng

Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu thăm đội ngũ kỹ sư, công nhân thi công hầm đường bộ Hải Vân

Nhớ về đồng đội

Năm 2008, nhân Kỷ niệm 40 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, tôi được VTV Huế phân công thực hiện phim tài liệu “Huế - Bản hùng ca Xuân 68”.

Nhờ thực hiện bộ phim này, nhóm làm phim chúng tôi có dịp phỏng vấn nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu - người trực tiếp tham gia với tư cách là Chính ủy kiêm Trung đoàn trưởng.

Điều làm tôi bất ngờ, hôm ấy, dù đã trưa nhưng sau khi dự hội thảo, ông Lê Khả Phiêu đã tranh thủ ngược lên phía tây TP. Huế. Và chúng tôi đã ghi được hình ảnh xúc động khi ông nghiêng mình dâng hương trước mộ phần liệt sĩ Trần Văn Khảm, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 9, đơn vị chủ lực được Quân khu Trị Thiên phân công phối hợp tham gia chiến dịch Xuân 1968 và đã hy sinh trong những ngày đầu ở vùng Phú Cam.

Thăm công trình hầm A Roàng trên tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua A Lưới

Gần gũi, lo lắng cho dân

Trận lũ lịch sử diễn ra đầu tháng 11/1999 làm cho Thừa Thiên Huế tiêu điều, xơ xác.

Những vị lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đều về tận nơi an ủi, động viên người dân. Đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế dang tay cứu viện. Lần đầu tiên, người dân vùng lâm nạn ở Thừa Thiên Huế đón nhận hàng cứu trợ được thả xuống từ trực thăng.

Riêng Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu sau khi trực tiếp thị sát vùng cửa biển mới mở Hòa Duân ở huyện Phú Vang đã lên huyện miền núi A Lưới - nơi đang bị chia cắt nhiều ngày. Tại những nơi này, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã trực tiếp chia sẻ, an ủi và động viên thân nhân những gia đình, đơn vị lâm nạn; đồng thời chỉ đạo Chính phủ lần đầu mở hội nghị tại Huế để bàn về khắc phục hậu quả lũ lụt xảy ra ở miền Trung.

Nói chuyện với người dân Huế

Xót xa trước cảnh tang thương ở thôn Hải Thành, thị trấn Thuận An, chính Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã bàn với Tư lệnh Quân khu 4 chạy đua với thời gian để xây cho được khu tái định cư nhằm giúp 64 hộ dân bị lũ cuốn mất nhà. Làng Rồng - tên do Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đặt ra đời từ đó.

Hơn 20 năm, kể từ sau sự kiện đau thương ấy, đến bây giờ tôi vẫn nhớ như in hình ảnh trong đêm tối trời ngày 16/11/1999, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu xắn quần, lội nước tìm đến nhà bà quả phụ Nguyễn Thị Thúy ở phường Thuận Lộc, TP. Huế. Bà Thúy có chồng là ông Hoàng Đình Thảnh. Sau mấy chuyến dùng bè chuối cứu người dân quanh xóm, đến chuyến cuối cùng, khi trời chập choạng tối, ông Thảnh mới chở mẹ vợ và hai con thoát lũ. Khi đến gần vườn chùa Tây Linh thì bị vương cây, bè lật, ông Thảnh chỉ kịp cứu mẹ vợ và con gái. Đến khi quay lại tìm con trai thì kiệt sức và trời tối nên hai cha con ông bị nước nhấn chìm.

Ân cần thăm hỏi người dân Làng Rồng

Cảm phục trước tấm gương quên mình dũng cảm cứu người của ông Thảnh, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu động viên bà Thúy: “Tôi mong chị sớm khuây khỏa và chăm lo cho các con”. Ông cũng động viên cháu Hoàng Nguyễn Thanh Thủy, 14 tuổi, học sinh Trường THCS Thống Nhất: “Ba cháu hy sinh vì bà con nên cháu hãy cố học giỏi và phụ việc nhà giúp mẹ, cháu nhé!”.

Thừa Thiên Huế - nơi nhiều lần cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đặt chân đến. Nhưng để lại dấu ấn nhất là trong dịp Xuân 1968. Ông đã bám trụ tại đây với tư cách là Chính ủy kiêm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 9 và năm 1999 với tư cách là Tổng Bí thư.

Bài: Phạm Hữu Thu

Ảnh: Diên Thống

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế

Hội thảo khoa học "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế" do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức chiều 22/11 tại TP. Huế. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân, cùng đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam

Hơn 100 hình ảnh, tài liệu, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên đã được giới thiệu, công bố đến công chúng tại triển lãm chuyên đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”, khai mạc sáng 15/11 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (7 Lê Lợi, TP. Huế).

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam
“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc

Tập tùy bút, ghi chép “Trước nhà có cây hoàng mai: Những ghi chép về Huế - xứ sở phong rêu kiêu sa” (NXB Phụ Nữ Việt Nam) đã được tác giả - nhà báo Minh Tự giới thiệu đến công chúng, những người yêu sách tại Phố sách Hà Nội (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc
Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương

Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là một sự kiện lớn của Thừa Thiên Huế. Sự kiện này mở ra cơ hội để Huế phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội (KT-XH). Tuy nhiên, còn ít doanh nghiệp (DN) có kế hoạch tận dụng bối cảnh này để phát triển, mở rộng quy mô.

Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương
Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 2: Làm tròn trách nhiệm, tạo dựng niềm tin

Có một điều dễ dàng nhận thấy, trong chương trình mỗi kỳ họp của HĐND tỉnh, ngoài những vấn đề liên quan đến chương trình, đề án lớn của tỉnh, nhiều quyết sách liên quan đến đời sống dân sinh luôn được các đại biểu quan tâm. Từ đó, tạo dựng niềm tin trong dân, góp phần làm thay đổi một vùng đất.

Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 2 Làm tròn trách nhiệm, tạo dựng niềm tin
Return to top