ClockThứ Tư, 29/05/2019 17:21

Đề nghị Chính phủ hỗ trợ thêm nguồn lực giải phóng mặt bằng di tích Kinh thành Huế

TTH.VN - Ngày 29/5, phát biểu thảo luận ở tổ về việc phân bổ, sử dụng nguồn dự phòng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ và ĐBQH Đặng Ngọc Nghĩa đề nghị Chính phủ cần quan tâm dành một phần kinh phí hỗ trợ Thừa Thiên Huế giải phóng mặt bằng di tích Kinh thành Huế.

HĐND tỉnh bàn về nguồn lực di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành HuếPhối hợp tham gia việc di dời dân cư khu vực 1 di tích Kinh thành HuếHơn 4.000 tỷ đồng di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành HuếBộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư thăm người dân sống ở Thượng ThànhDành những gì tốt đẹp nhất cho bà con vùng di dời Kinh thành HuếHoàn thành tái định cư hơn 520 hộ dân khu vực Thượng thành trong năm 2019

Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ phát biểu thảo luận ở tổ ngày 29/5

Mong Chính phủ hỗ trợ cho Huế

Ông Phan Ngọc Thọ cho rằng, Chính phủ đang phân bổ dự phòng vốn ngân sách Trung ương 10.000 tỷ cho các bộ, ngành, địa phương. Hiện chưa có danh mục nên rất khó nói. Tôi đề nghị đã có tiêu chí về phân bổ vốn và căn cứ vào tiêu chí để thực hiện. Tức là theo thứ tự danh mục nào ưu tiên trước như các vấn đề cấp bách về an sinh xã hội, sạt lở nghiêm trọng ảnh hưởng chung của cộng đồng...

Liên quan đến dự án di dời, giải phóng mặt bằng di tích Kinh thành Huế, ông Phan Ngọc Thọ cho biết, tổng số hộ cần di dời của dự án là 4.200 hộ với tổng kinh phí hơn 4.000 tỷ đồng. Giai đoạn 2019-2021 dự án di dời 2.950 hộ, kinh phí chi trả cho dân 1.880 tỷ đồng, chi phí xây dựng tái định cư và xây dựng thiết chế xã hội khoảng 1.000 tỷ. Riêng 1.000 tỷ này tỉnh chịu trách nhiệm vay, nhưng tiền chi trả cho dân thì tỉnh không kham nổi. Trong khí đó, Chính phủ hiện mới bố trí từ nguồn ngân sách Trung ương 100/1.880 tỷ trong 3 năm.

Hiện chúng tôi đã công bố cho dân, đã kiểm đếm rồi, có cơ chế chính sách rồi, nên năm nay phải giải tỏa, đền bù 523 hộ ở thượng thành cho nên vô cùng cấp bách. Theo tôi được biết, đây là dự án đầy đủ điều kiện đưa vào tiêu chí trong các dự án được Chính phủ hỗ trợ giai đoạn 2016-2020 bằng nguồn vốn dự phòng. Đề nghị các bộ, ngành, Chính phủ quan tâm hỗ trợ cho Huế - một Cố đô còn khá nguyên vẹn. Chúng tôi không chỉ giữ cho Huế mà giữ gìn cho cả quốc gia quần thể di tích Cố đô Huế.

Tại buổi thảo luận, đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa cũng đã phân tích những yếu tố cần thiết để thực hiện dự án di dời dân cư Khu vực Thượng thành Huế. Đồng thời, đề nghị trong năm 2019 Chính phủ bố trí nguồn vốn 500 tỷ đồng, năm 2020 bổ sung thêm 1.000 tỷ đồng cho Thừa Thiên Huế thực hiện dự án. Hiện, tỉnh đã có những phương án theo như tờ trình của Thừa Thiên Huế trình bày gửi các bộ ngành, Chính phủ, Quốc Hội rất rõ ràng. Đây là công trình gìn giữ di tích của quốc gia, có dấu ấn lịch sử để lại. Đề nghị Chính phủ quan tâm trích nguồn vốn dự phòng để di dời người dân ở khu vực này.

Tỉnh cũng đã có lộ trình rất rõ, nhưng nguồn lực đang thiếu và kỳ vọng vào Trung ương có nguồn dự phòng kết hợp với ngân sách địa phương.  

 Cần phân cấp, phân quyền

Thừa Thiên Huế mong Chính phủ hỗ trợ thêm vốn để sớm hoàn thành di dân khu vực Thượng thành

Thảo luận về việc phân bổ, sử dụng nguồn dự phòng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, ông Phan Ngọc Thọ cho rằng cần có hiến định, chế định trong việc phân cấp, phân quyền đối với các dự án nhỏ để địa phương có cơ chế thu hút đầu tư.

Theo ông Phan Ngọc Thọ, thực tế cho thấy, có những dự án nhỏ với số vốn 1,5- 2 tỷ đồng nhưng đây là nguồn vốn Trung ương, bắt buộc phải thông qua Quốc hội. Quan điểm của tôi, quan trọng trình tự thủ tục phải đảm bảo thời gian và nội dung. Nếu chúng ta chế định, có quy trình để giải quyết thủ tục hành chính theo thẩm quyền sẽ làm tốt. 

Ở Luật Đầu tư công cũng cần xem xét lại. Điều 60 của dự thảo có danh mục đầu tư công thuộc thẩm quyền HĐND, UBND cấp tỉnh bằng nguồn vốn trực thuộc Trung ương thì cũng hai lần. Căn cứ vào danh sách UBND tỉnh trình, Thủ tướng phân bổ xong thì thông qua HĐND, UBND rồi trình lại, tôi nghĩ vô cùng vòng vo. Ông Phan Ngọc Thọ cho rằng, cải cách phải triệt để, từ cơ quan hành pháp để chúng ta đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án mà cuối cùng là chất lượng.

"Trong quá trình thực hiện ở địa phương chúng tôi đã có kinh nghiệm. Cứ nói là “lâu lắm”, “khó lắm” thì phải chuẩn bị công phu, chuẩn bị có chất lượng hơn. Còn nếu lâu mà chúng ta cứ đợi để được cắt giảm danh sách thì tôi nghĩ không khả thi. Đề nghị Chính phủ xem lại Điều 60 để làm sao cho các bước thẩm định, bước công bố, bước thỏa thuận thuận lợi hơn, đừng để hai lần", ông Thọ đề nghị.

 Thái Bình (ghi)     

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Sáng 20/12, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8, bao gồm: Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Di sản văn hóa; Luật Công chứng; Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Công đoàn; Luật Dữ liệu; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Phòng, chống mua bán người.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua
Gấp rút triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Sáng 3/12, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp để nghe báo cáo triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của thành phố Huế trực thuộc Trung ương.

Gấp rút triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về thành phố Huế trực thuộc Trung ương
Thành phố Huế trực thuộc Trung ương có 9 đơn vị cấp huyện, 133 đơn vị cấp xã

Ngày 30/11, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 175/2024/QH15 về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương (NQ175); cùng thời điểm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ban hành Nghị quyết 1314/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố Huế giai đoạn 2023-2025 (NQ 1314). Các nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương có 9 đơn vị cấp huyện, 133 đơn vị cấp xã

TIN MỚI

Return to top