ClockThứ Năm, 05/01/2023 14:27
Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV:

Đề xuất kéo dài thêm 1 năm để hoàn tất chi trả chế độ phòng, chống COVID-19

Tại phiên khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 2, sáng 5/1, Quốc hội nghe Báo cáo đánh giá việc thực hiện quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV về các chính sách phòng, chống dịch COVID-19; Tờ trình đề xuất nội dung đưa vào Nghị quyết của Quốc hội về việc chuyển tiếp thực hiện một số chính sách theo quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 và cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 1/1/2023 mà chưa kịp gia hạn theo quy định của Luật Dược. Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo thẩm tra về các nội dung này.

Gần 60 ca COVID-19 đang thở máy, oxy; hàng chục tỉnh, thành tiêm vaccine thấpCập nhật mới nhất các tỉnh, thành phố đang tiêm vaccine COVID-19 chậmPhong Điền phát động chiến dịch tiêm chủng vắc xin COVID-19

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trình bày báo cáo. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Các chính sách phòng, chống dịch được triển khai đồng bộ, toàn diện

Theo Báo cáo của Chính phủ, dịch COVID-19 đã cơ bản được kiểm soát trên cả nước đưa đất nước trở lại trạng thái “bình thường mới”, góp phần vào tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội. Các chính sách phòng, chống dịch COVID-19 tại Nghị quyết số 30 đã được triển khai đồng bộ, toàn diện, thống nhất trong cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương.

Chính phủ đã chủ động, sáng tạo, áp dụng linh hoạt, kịp thời các biện pháp theo quy định tại Nghị quyết số 30 góp phần kiểm soát thành công tình hình dịch COVID-19 và chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch kịp thời, đúng đắn tại những thời điểm quyết định.

Theo Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã áp dụng hiệu quả, linh hoạt hầu hết các biện pháp hạn chế trong phòng, chống dịch như trong tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt, đặc thù, đặc cách chưa được luật quy định hoặc khác với quy định của luật, pháp lệnh hiện hành.

Chia sẻ về những khó khăn, hạn chế trong việc thực hiện Nghị quyết, Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết, việc ban hành văn bản hướng dẫn còn chậm; công tác tuyên truyền, phổ biến có lúc chưa kịp thời; một số địa phương còn ban hành quy định gây bức xúc trong xã hội (như quy định về giấy đi đường, lưu thông hàng hóa, hàng hóa thiết yếu...). Tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu; công tác chỉ đạo điều hành ở các cấp có nơi, có lúc còn lúng túng, chưa thống nhất, chưa kịp thời điều chỉnh khi tình hình thay đổi.

Trình bày Tờ trình đề xuất nội dung đưa vào Nghị quyết của Quốc hội về việc chuyển tiếp thực hiện một số chính sách theo quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15, Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết, mục 3 Nghị quyết 30 chỉ có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2022 trong khi một số chính sách đã triển khai nhưng cần thêm thời gian để thực hiện hết cho các đối tượng và giải quyết các vướng mắc, tồn đọng đối với các hoạt động đã thực hiện nhưng chưa được chi trả, quyết toán. Do đó, Chính phủ đề xuất Quốc hội việc chuyển tiếp thực hiện đối với 2 chính sách để bảo đảm quyền, lợi ích của người dân.

Chính phủ đề xuất các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 của cơ sở y tế, chế độ chính sách đối với người được điều động tham gia phòng, chống dịch COVID-19 đã thực hiện trước ngày 31/12/2022 theo các quy định của Nghị quyết số 30 và các văn bản hướng dẫn mà chưa thanh toán xong sẽ được tiếp tục thực hiện thanh toán theo các quy định tại Nghị quyết số 30 và các văn bản hướng dẫn bảo đảm hoàn thành trước ngày 31/12/2023.

Về cơ chế thanh toán chi phí phòng, chống dịch COVID-19 cho cơ sở y tế và chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh COVID-19 đang thực hiện theo Nghị quyết số 30 được hướng dẫn bởi Nghị quyết số 268/NQ-UBTVQH15 và Nghị quyết số 12/2021/UBTVQH15, đề nghị được tiếp tục cho đến hết ngày 31/12/2023.

Liên quan đến việc cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc khác với quy định của Luật Dược, Bộ trưởng Đào Hồng Lan báo cáo, Chính phủ đề nghị Quốc hội cho phép áp dụng chính sách này trong giai đoạn tiếp theo từ ngày 1/1/2023 đến hết ngày 31/12/2024.

Cần có giải pháp căn cơ, bền vững

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cơ bản nhất trí với Báo cáo của Chính phủ và đánh giá cao tinh thần cầu thị, trách nhiệm cao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc chuẩn bị báo cáo, nghiêm túc tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về cách thức đánh giá việc thực hiện quy định tại khoản 3 Nghị quyết số 30/2021/QH15.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Ủy ban Xã hội cơ bản nhất trí sự cần thiết chuyển tiếp thực hiện một số chính sách theo quy định tại Nghị quyết 30 và cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 1/1/2023 mà chưa kịp gia hạn theo quy định của Luật Dược nhằm khắc phục tồn tại, vướng mắc đối với các chính sách đã thực hiện trong giai đoạn cấp bách thời gian qua, tình trạng tồn đọng việc gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hiện nay.

Tuy nhiên, Ủy ban Xã hội nhấn mạnh, đây chỉ là giải pháp tình thế, trước mắt và đề nghị Chính phủ có giải pháp căn cơ, bền vững, lâu dài để giải quyết các vướng mắc, bất cập. Việc chậm thanh toán chi phí trong điều trị cho người bệnh COVID-19, chế độ hỗ trợ cho người tham gia phòng, chống dịch COVID-19 làm ảnh hưởng tới các cơ sở y tế, tâm lý y, bác sĩ và đội ngũ tham gia phòng, chống dịch. Việc giấy đăng ký lưu hành thuốc không được gia hạn kịp thời xảy ra từ trước khi bùng phát dịch COVID-19 và trầm trọng hơn do tác động của dịch COVID-19. Mặc dù, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 12/2021/UBTVQH15, trong đó quy định cơ chế để giải quyết những khó khăn liên quan đến đăng ký lưu hành thuốc trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát, nhưng Chính phủ, Bộ Y tế vẫn chưa tận dụng đầy đủ cơ hội này. Tình trạng này có thể tái diễn nếu ngành Y tế không bố trí đủ nguồn nhân lực và cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính cũng như quy trình gia hạn.

Ủy ban Xã hội cơ bản nhất trí đề xuất của Chính phủ cho phép tiếp tục thanh toán chế độ chính sách cho người được điều động, huy động tham gia phòng, chống dịch COVID-19 theo Nghị quyết 12/2021/UBTVQH15 đã thực hiện trước ngày 31/12/2022 mà chưa thanh toán xong và chi phí phòng, chống dịch COVID-19 cho cơ sở y tế, chi phí khám, chữa bệnh cho người bệnh COVID-19 theo Nghi quyết 268/NQ-UBTVQH15, được thực hiện từ ngày 1/1/2023 đến hết ngày 31/12/2023.

Tuy nhiên, đề nghị Chính phủ khẩn trương rà soát, tổng hợp và có cơ chế để hỗ trợ các địa phương khó khăn về nguồn lực được thanh toán dứt điểm chế độ chính sách này. Đồng thời, có giải pháp xử lý các khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn (nếu có) và sớm hoàn thành việc thanh toán, quyết toán các chi phí phòng, chống dịch COVID-19 cho cơ sở y tế và chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh COVID-19 theo quy định.

Bà Nguyễn Thúy Anh nêu rõ, Ủy ban Xã hội cơ bản nhất trí với đề nghị của Chính phủ cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2023 đến ngày 31/12/2024 được cơ sở đăng ký nộp hồ sơ gia hạn mà chưa được gia hạn kịp thời theo quy định của Luật Dược từ ngày hết hiệu lực đến hết ngày 31/12/2024 trên cơ sở danh mục do Bộ Y tế công bố.

Tuy nhiên, Ủy ban Xã hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế khẩn trương rà soát các thuốc đã nộp hồ sơ đề nghị gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc, đủ điều kiện được gia hạn theo quy định của dự thảo Nghị quyết để có thể công bố ngay khi Nghị quyết có hiệu lực nhằm hạn chế tối đa tình trạng thiếu thuốc có thể xảy ra.

Chính phủ cần đánh giá kỹ lưỡng nguồn lực hiện tại để có giải pháp khắc phục, bảo đảm không lặp lại tình trạng tồn đọng một lượng lớn hồ sơ gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc chưa được giải quyết như hiện nay.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Sáng 20/12, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8, bao gồm: Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Di sản văn hóa; Luật Công chứng; Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Công đoàn; Luật Dữ liệu; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Phòng, chống mua bán người.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua
Phú Lộc, A Lưới:
Kỳ họp thứ 9 của HĐND huyện quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng

Sáng 17/12, huyện Phú Lộc khai mạc kỳ họp thứ 9, HĐND huyện khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng liên quan đến tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH), quốc phòng - an ninh (QP-AN) năm 2024 và nhiệm vụ, giải pháp để phát triển KT-XH năm 2025; đồng thời, xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền của HĐND huyện.

Kỳ họp thứ 9 của HĐND huyện quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng
Gấp rút triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Sáng 3/12, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp để nghe báo cáo triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của thành phố Huế trực thuộc Trung ương.

Gấp rút triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về thành phố Huế trực thuộc Trung ương
Return to top