ClockThứ Tư, 12/04/2023 06:02

Di sản phải được bảo vệ và tôn trọng

Cuối cùng thì Hội An đã lùi lại, chưa thực hiện phương án phân luồng và bán vé cho tất cả du khách vào phố cổ từ 15/5 như dự kiến. Trên VnExpress, người có trách nhiệm cao nhất của địa phương này cho hay, thành phố sẽ họp với người dân, các hộ kinh doanh để tìm giải pháp tối ưu, có sự đồng thuận cao nhất thì họp báo công khai rồi từng bước triển khai. Đồng thời, việc phân luồng, cách quản lý, kiểm soát để vừa chống thất thu, vừa tạo sự thoải mái cho du khách đang được nghiên cứu.

Những điều này cho thấy, có thể và phần nhiều, việc thu phí đối với du khách vào khu phố cổ này vẫn sẽ tiến hành. Vấn đề là thời gian, giải pháp và phương thức thực hiện phải được giải quyết một cách thấu đáo, hợp lý, hợp tình. Soát xét từ việc này, chúng ta có một bài học kinh nghiệm là trước một chính sách, một thay đổi, nhất là khi những thay đổi, điều chỉnh ấy tác động và ảnh hưởng đến hoạt động, sinh kế và tâm tư của người dân... thì phải được chuẩn bị kỹ về mặt truyền thông.

Tôi thích cách đặt vấn đề của nhà báo Trần Tuấn ở bài viết Ai thương phố Hội đăng trên mục Chuyện cuối tuần trên báo Tiền Phong chủ nhật (ngày 9/4). “Du ngoạn chậm, trải nghiệm theo cách riêng, để vừa tôn trọng giữ gìn di sản, vừa tôn trọng chính mình” là điều mà anh muốn gửi gắm, khi mà phố cổ Hội An đang đứng trước áp lực của sự quá tải lượng khách đến; khi mà chính quyền ở đây đã phải đối diện với vấn đề bảo tồn, trùng tu, tôn tạo và nguồn lực cần có để giữ gìn phố cổ; với việc làm thể nào để giữ được “thần sắc” và không gian riêng có của khu phố cổ đã trở nên mong manh trước khí hậu, thiên tai, bão lũ…

Chưa có câu trả lời ngã ngũ với việc bao nhiêu khách đến là vừa đủ khi câu chuyện này diễn ra. Câu hỏi này, tôi cũng đã có lần đặt ra khi trao đổi với Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế lúc đó là ông Phan Thanh Hải. 5 triệu lượt là ngưỡng mà ông Phan Thanh Hải đưa ra, khi đặt nó trong sự cân đối giữa sức chịu và sức bền của các di tích thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế. Đó là thời gian vào quãng đầu năm 2018, khi mà mỗi ngày, di tích Huế đón trung bình 20.000 lượt khách/ngày và có những ngày lên đến 25.000 lượt.

Làm thế nào để con người có thể vừa khám phá, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của di sản văn hóa phi vật thể trong cuộc sống hiện đại và trở thành những người bảo vệ cho những di sản ấy trong tương lai là vấn đề đã từng được nêu lên bởi một chuyên gia về bảo tồn di sản đến từ Hàn Quốc – ông Gi Hyung Keum. Quan trọng ở đây là nguồn tài nguyên di sản phi vật thể của nhân loại nói chung đang phải đối diện với rất nhiều thách thức, và nó không chỉ đến từ khách quan như thiên tai, mưa lũ… mà còn từ những tác động mà không phải ai cũng nhận ra khi nhiệt độ tăng, hơi ẩm nhiều hơn, lượng khách tham quan vượt quá sức chịu. Đó cũng là một cách sử dụng thiếu trách nhiệm dẫn đến cạn kiệt nguồn năng lượng và các di sản/di tích sẽ không thể nào nghỉ ngơi và tự phục hồi.

Lắp thiết bị để khử hơi ẩm và kiểm soát gắt gao việc ra vào của khách du lịch là cách đã được thực hiện ở động Seokguram của Gyeongju (di sản văn hóa thế giới của Hàn Quốc). Di sản Thung lũng Elbe ở Dresden (Đức), Khu bảo tồn linh dương Ả Rập (Oman) đã bị UNESCO buộc phải “tước” danh hiệu di sản thế giới vì không được gìn giữ tốt trước mọi tác động là bài học cho mọi di sản.

NGUYỄN BÌNH AN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Dây Đai An Toàn Bảo Vệ Người Lao Động Khi Làm Việc Trên Cao

Làm việc trên cao luôn là một công việc nguy hiểm và đòi hỏi sự tập trung, kỹ năng và trang bị an toàn tuyệt đối. Hình ảnh những công nhân xây dựng, thợ sơn, hay nhân viên bảo trì mất thăng bằng, ngã từ độ cao có thể khiến nhiều người rùng mình. Những vụ tai nạn lao động đáng tiếc này không chỉ gây ra thiệt hại nặng nề cho nạn nhân và gia đình, mà còn gây tổn thất lớn cho doanh nghiệp, tổ chức. Tuy nhiên, với một thiết bị bảo hộ lao động quan trọng như dây đai an toàn, chúng ta hoàn toàn có thể ngăn chặn và giảm thiểu rủi ro tai nạn đáng tiếc.

Dây Đai An Toàn Bảo Vệ Người Lao Động Khi Làm Việc Trên Cao
Chủ động giám sát để bảo vệ người lao động

Chủ động kiểm tra, giám sát nhằm ngăn ngừa sai phạm và nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn tại các công đoàn cơ sở (CĐCS) đã và đang được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phong Điền chú trọng.

Chủ động giám sát để bảo vệ người lao động
Thảo luận Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi):
Phân cấp, phân quyền tạo ra hiệu quả cao trong trùng tu di sản

Tại phiên thảo luận tại hội trường về Dự thảo Luật Di sản văn hoá (sửa đổi) chiều 23/10, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Nguyễn Thị Sửu đã dẫn chứng về công tác bảo tồn, trùng tu di sản Huế để góp ý cho dự thảo.

Phân cấp, phân quyền tạo ra hiệu quả cao trong trùng tu di sản

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top