ClockThứ Tư, 04/01/2023 16:01

Đời sống đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ngày càng ổn định

TTH.VN - Sáng 4/1, Ủy ban Dân tộc (UBDT) tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác dân tộc (CTDT) năm 2022; sơ kết 1 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025.

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số là giá trị cốt lõiTrang bị kiến thức giám sát cho cán bộ vùng dân tộc thiểu sốĐồng hành cùng học sinh dân tộc thiểu số khó khăn

Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế

UVTW Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh cùng các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT chủ trì hội nghị. 

Năm 2022, tình hình KT-XH vùng DTTS&MN chuyển biến tích cực. Các bộ, ban, ngành Trung ương, địa phương đã có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, nổi bật nhất là việc phối hợp triển khai và hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia DTTS&MN.

CTDT năm 2022 góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chung về phát triển KT-XH.

Năm 2023, CTDT sẽ tiếp tục được đẩy mạnh. Theo đó, chú trọng công tác đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; bố trí, sắp xếp công chức, người lao động phù hợp với chuyên môn, năng lực, trình độ của mỗi người tương ứng với vị trí việc làm; thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công vụ...

Đời sống của đồng bào DTTS tại huyện A Lưới ngày càng được cải thiện

Tại Thừa Thiên Huế, năm 2022, đời sống của đồng bào DTTS&MN ổn định. Ngành nông nghiệp, các địa phương đã hướng dẫn người dân vùng đồng bào DTTS&MN sản xuất trồng trọt; chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản đạt và vượt kế hoạch đề ra. Các địa phương vùng đồng bào DTTS đã chủ động và linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức dạy học; triển khai nhiều giải pháp, hoàn thành mục tiêu kép: vừa phòng, chống dịch COVID -19 hiệu quả, bảo đảm an toàn cho học sinh và đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục...

Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh, cấp huyện cơ bản hoàn thành nội dung chương trình công tác; tích cực, chủ động phối hợp với cơ quan chức năng trong công tác tham mưu; bám sát tình hình địa phương cơ sở để kịp thời phát hiện, hướng dẫn và báo cáo kiến nghị, tham mưu giải quyết, xử lý các khó khăn, vướng mắc ở cơ sở.

Tin, ảnh: LÊ THỌ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phát triển

Ngày 9/11, tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I (từ năm 2021-2025) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình giai đoạn II (từ năm 2026 đến năm 2030).

Thúc đẩy vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phát triển
Hướng đi mới cho đồng bào vùng cao

A Lưới là huyện miền núi có tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế nông nghiệp nhờ vào lợi thế về đất đai và điều kiện tự nhiên. Thời gian qua, các chính sách hỗ trợ cụ thể từ tỉnh và huyện đã giúp người dân nơi đây áp dụng các mô hình kinh tế bền vững, từ đó cải thiện đáng kể đời sống.

Hướng đi mới cho đồng bào vùng cao
Giữ nghề chạm khắc gỗ của đồng bào Pa Cô

Vùng đất phía tây Thừa Thiên Huế không chỉ thu hút du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, mà còn nhờ vào sự đa dạng về văn hóa và nghệ thuật truyền thống của các dân tộc thiểu số (DTTS). Trong đó, nghề chạm khắc gỗ của đồng bào Pa Cô đã trở thành một biểu tượng đặc sắc, mang trong mình những giá trị lịch sử và tâm linh. Giữa dòng chảy của thời gian, ông Cu Đài, một nghệ nhân điêu khắc gỗ đã nỗ lực hết mình để gìn giữ và phát triển nghề truyền thống này.

Giữ nghề chạm khắc gỗ của đồng bào Pa Cô
Giữ nghề gắn với phát triển du lịch ở bản Dỗi

Tại bản Dỗi, xã Thượng Lộ, huyện Nam Đông có một người đặc biệt luôn lặng lẽ, tận tụy giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống của đồng bào Cơ Tu. Đó là ông Pơloong Chướch, một nghệ nhân cao tuổi đã dành cả cuộc đời để gắn bó với nghề đan lát.

Giữ nghề gắn với phát triển du lịch ở bản Dỗi
Return to top