ClockThứ Ba, 27/10/2020 16:06

Đổi mới hoạt động công đoàn, nâng cao đời sống người lao động

TTH.VN - Đây là hai nội dung nhận được nhiều ý kiến đóng góp tại Hội nghị lấy ý kiến góp ý vào dự thảo văn kiện trình Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, do Liên đoàn Lao động tỉnh (LĐLĐ) tỉnh tổ chức sáng 27/10.

Muôn trái tim người lao động hướng về đại hộiCần đánh giá nghiêm túc việc đổi mới giáo dục và phát triển thủy điệnTrách nhiệm của đảng viên trong đóng góp ý kiến cho văn kiện đại hộiTuyên truyền Đại hội Đảng các cấp gắn với thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị

Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Trần Quang Vinh phát biểu tại hội nghị

Tại hội nghị, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Trần Quang Vinh gợi ý, các ý kiến góp ý cần tập trung vào những vấn đề chung trong các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng như chủ đề, phương châm chỉ đạo, mục tiêu, những dấu ấn nổi bật trong thực hiện Nghị quyết Đại hội XII; nguyên nhân, bài học kinh nghiệm; quan điểm chỉ đạo, định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xuất phát từ thực tiễn triển khai tại địa phương, cơ quan, đơn vị, trong đó có các vấn đề về tổ chức Công đoàn, đời sống người lao động, phát triển kinh tế…

Nâng cao vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn

Góp ý tại hội nghị, bà Ngô Thu Hương, Trưởng ban Tuyên giáo, Nữ công LĐLĐ tỉnh nhất trí với quan điểm của dự thảo chính trị tại Đại hội XIII của Đảng về “Xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch vững mạnh toàn diện”, đặc biệt là công tác kiểm tra, giám sát, phản biện của Nhân dân.

Thời gian qua, để làm tốt công tác giám sát, phản biện LĐLĐ tỉnh đã chủ trương: đoàn viên biết, đoàn viên bàn, đoàn viên kiểm tra. Qua đó, các cấp công đoàn đã tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của đoàn viên, người lao động (NLĐ) và tham gia giám sát, phản biện hiệu quả. Việc đối thoại tại cơ sở được duy trì thường xuyên và tập trung vào các vấn đề về chính sách pháp luật, đời sống.

Bên cạnh đó, kỹ năng truyền thông được cán bộ công đoàn được nâng cao, đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội hoạt động có hiệu quả, lắng nghe tiếng nói từ cơ sở để xử lý thông tin có định hướng tốt cũng như phản ánh với các ấp ủy Đảng, chính quyền. Từ đó, tạo được sự đồng thuận trong công nhân viên chức lao động, không diễn ra tình trạng đình công.

Trong hoạt động công đoàn, LĐLĐ tỉnh cũng chấm dứt việc hành chính hóa mà tập trung hướng về cơ sở, triển khai nhiều chương trình phúc lợi kêu gọi được nguồn lực xã hội hóa.

Theo bà Ngô Thu Hương, để đổi mới tổ chức và hoạt động của công đoàn phù hợp với cơ cấu lao động, nhu cầu, nguyện vọng của công nhân và yêu cầu hội nhập quốc tế như dự thảo báo cáo chính trị đề ra, cần làm tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội, bảo vệ quyền lợi của đoàn viên, NLĐ.

Tổ chức Công đoàn cần thực hiện hiệu quả dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, dân chủ cơ sở, đặc biệt là nâng cao chất lượng và tỷ lệ doanh nghiệp ngoài nhà nước tổ chức hội nghị NLĐ, nâng cao chất lượng thỏa ước lao động tập thể. Chính sự minh bạch, công khai trong hoạt động công đoàn là điều kiện cần thiết giữ niềm tin của NLĐ vào Đảng, vào tổ chức Công đoàn

Cải thiện đời sống, nâng cao trình độ người lao động

Hội nghị còn ghi nhận nhiều ý kiến góp của đại biểu về vấn đề chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của NLĐ, gắn với phát triển giai cấp công nhân cả về chất và lượng; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Phó Trưởng Ban Chính sách Pháp luật LĐLĐ tỉnh Ngô Châu Phương đóng góp nhiều ý kiến xung quanh chế độ tiền lương và phúc lợi 

Ông Ngô Châu Phương, Phó Trưởng Ban Chính sách - Pháp luật LĐLĐ tỉnh nêu vấn đề thiếu các thiết chế cho NLĐ khi xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Tại Thừa Thiên Huế, hầu như các khu công nghiệp trên địa bàn thiếu các thiết chế phục vụ đời sống NLĐ như nhà ở, trường mẫu giáo… Đây là vấn đề mà văn kiện trình đại hội nên quan tâm và có định hướng trong quá trình phát triển các khu công nghiệp thời gian tới.

Về vấn đề chính sách tiền lương của NLĐ, ông Ngô Châu Phương cho rằng nên nhìn nhận lại mức sống của NLĐ, xem đã phù hợp với tình hình hiện nay hay chưa? Phải xác dịnh rõ việc đảm bảo tiền lương và đời sống của NLĐ là cần thiết để bù đắp sức lao động và tạo điều kiện để NLĐ nghiên cứu, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, kỹ năng.

Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh - Trần Quang Vinh cũng chỉ ra thực trạng tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước có đến hai bảng lương cho NLĐ. Một bản lương để chi trả thu nhập thực tế và bản còn lại căn cứ theo lương tối thiểu vùng để đóng Bảo hiểm xã hội. Điều này dẫn đến hệ quả lớn về sau khi mức lương hưu của NLĐ quá thấp, không đủ để trang trải cuộc sống.

Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục - Nguyễn Tâm Nhân quan tâm đến vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhận lực được trình bày trong văn kiện. Để đáp ứng được yêu cầu hội nhập hiện nay cần đưa ra các tiêu chí theo chuẩn quốc tế trong quá trình đào tạo NLĐ. Ngoài ra, lực lượng cán bộ nữ cũng cần được quan tâm, tạo điều kiện để phát triển năng lực hơn nữa.

Phát biểu kết thúc hội nghị, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh - Trần Quang Vinh ghi nhận các ý kiến tâm huyết của đại biểu. LĐLĐ tỉnh sẽ tổng hợp đúng, đủ các ý kiến của đại biểu gửi lên cấp trên.

Tin, ảnh: Minh Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thảo luận Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi):
Phân cấp, phân quyền tạo ra hiệu quả cao trong trùng tu di sản

Tại phiên thảo luận tại hội trường về Dự thảo Luật Di sản văn hoá (sửa đổi) chiều 23/10, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Nguyễn Thị Sửu đã dẫn chứng về công tác bảo tồn, trùng tu di sản Huế để góp ý cho dự thảo.

Phân cấp, phân quyền tạo ra hiệu quả cao trong trùng tu di sản
Linh hoạt để gần gũi người lao động

Đáp ứng nhu cầu tiếp cận thông tin của đoàn viên, người lao động ngày càng đa dạng, các cấp công đoàn không ngừng đổi mới hình thức tuyên truyền, vận động phù hợp với từng đối tượng, đoàn viên, người lao động.

Linh hoạt để gần gũi người lao động

TIN MỚI

Return to top