ClockThứ Năm, 08/11/2018 10:30

“Đồng chí Nguyễn Chí Diểu với cách mạng Việt Nam và quê hương Thừa Thiên Huế”

TTH.VN - Đó là chủ đề của Hội thảo khoa học do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức sáng 8/11.

Cải tạo, chỉnh trang di tích Nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Chí DiểuGắn quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản HuếThường trực Tỉnh ủy gặp mặt nguyên lãnh đạo chủ chốt của tỉnh qua các thời kỳ

Bí thư Lê Trường Lưu (thứ 2 từ trái qua) cùng chủ trì Hội thảo  

Đây là hoạt động ý nghĩa nhân Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Chí Diểu (1908 - 2018).

GS. TS Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu; Lê Mạnh Hùng Phó Ban Tuyên giáo Trung ương; PGS. TS Lê Quang Lý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh dự, chủ trì hội thảo.

Cùng dự còn có Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị, Quảng Bình; các nhà nghiên cứu, khoa học từ cơ quan Trung ương, địa phương; đại diện gia đình, dòng họ đồng chí Nguyễn Chí Diểu...

Phát biểu tại hội thảo, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu nêu bật: Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế là vùng đất văn hiến, có bề dày lịch sử, văn hóa và truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc - nơi sinh ra và hội tự nhiều thế hệ anh tài, nhiều anh hùng hào kiệt; trong đó, có người con ưu tú Nguyễn Chí Diểu. Phát huy truyền thống yêu nước và cách mạng của các thế hệ tiền bối, noi gương đồng chí Nguyễn Chí Diểu, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã tập trung công sức, trí tuệ; hoạch định chiến lược phát triển; từng bước tạo bước đột phá trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

GS. TS Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng phát biểu đề dẫn tại Hội thảo

Phát biểu đề dẫn, GS. TS Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh khẳng định, Hội thảo là hoạt động thiết thực, nhằm ôn lại cuộc đời, sự nghiệp hoạt động cách mạng của đồng chí Nguyễn Chí Diểu, người chiến sĩ cộng sản kiên trung đã phấn đấu và dâng hiến trọn đời mình vì độc lập, tự do cho Tổ quốc, cho hạnh phúc của Nhân dân. Đây cũng là dịp để chúng ta tôn vinh những cống hiến to lớn của đồng chí đối với cách mạng Việt Nam và quê hương Thừa Thiên Huế. Từ hội thảo này, chúng ta càng có ý thức sâu sắc hơn về việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh; về trách nhiệm tuyên truyền, bồi dưỡng truyền thống cách mạng, tư tưởng và đạo đức, lý tưởng và lối sống cho cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay và mai sau. 

Đông đảo các đại biểu từ Trung ương đến địa phương tham gia hội thảo

Để xứng đáng với thế hệ cha anh, những anh hùng, liệt sỹ đã hy sinh, cống hiến trọn đời mình vì lý tưởng cao đẹp của Đảng, vì độc lập, tự do, hạnh phúc của Nhân dân, chúng ta càng phải khẳng định: kiên định, vững vàng trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; đồng thời, càng có thêm ý chí, quyết tâm phát triển đất nước, giữ vững nền độc lập dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội như cha anh hằng mong muốn.   

Hội thảo nhận được 35 bài tham luận của các vị lãnh đạo; các nhà khoa học đến từ Trung ương và địa phương. Trong đó, tập trung phân tích, làm rõ hơn những vấn đề có liên quan đến Nguyễn Chí Diểu là nhà lãnh đạo tiền bối, đảng viên lớp đầu, người đã góp phần quan trọng đưa Tân Việt Cách mạng Đảng từ một tổ chức yêu nước thành một tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam; là người tham gia tái lập Xứ ủy, tích cực và sáng tạo lãnh đạo Cao trào cách mạng dân chủ (1936-1939) ở Trung Kỳ; Nguyễn Chí Diểu - tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng của người đảng viên cộng sản; người đã trực tiếp giác ngộ, đào tạo nhiều cán bộ tài năng của Đảng; đồng chí Nguyễn Chí Diểu là người con ưu tú của quê hương Thừa Thiên Huế.

Tin, ảnh: Anh Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế

Hội thảo khoa học "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế" do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức chiều 22/11 tại TP. Huế. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân, cùng đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế
1.500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế

Tối 21/11, hội nghị Da liễu Quốc tế diễn ra phiên khai mạc chính thức. Hội nghị do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức. Sự kiện quy tụ hơn 1.500 đại biểu trong, ngoài nước là các giáo sư, phó giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia trong lĩnh vực da liễu, thẩm mỹ.

1 500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế
Return to top