ClockThứ Bảy, 02/07/2022 11:41

Đồng chí Nguyễn Chí Thanh với cách mạng Thừa Thiên Huế (1937 – 1949)

TTH.VN - Sáng 2/7, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh và Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tại Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo Khoa học với chủ đề: “Đồng chí Nguyễn Chí Thanh với Cách mạng Thừa Thiên Huế (1937 – 1949)”.

Đồng chí Nguyễn Chí Thanh với Cách mạng Việt Nam và quê hương Thừa Thiên Huế

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương chủ trì và phát biểu tại hội thảo 

Hoạt động nhằm kỷ niệm 55 năm Ngày mất Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (6/7/1967 – 6/7/2022) và nhân dịp khai trương Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (144, Đặng Thái Thân, TP. Huế)...

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương; Thiếu tướng, TS. Nguyễn Hoàng Nhiên, Bí thư Đảng ủy, Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam chủ trì hội thảo.

Nguyên UVBCT, nguyên Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; nguyên UVTW Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh; lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ; các lão thành cách mạng... dự hội thảo. 

Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là nhà lãnh đạo tài ba, người giữ trọng trách, được Trung ương phân công giữ chức Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ (1945), Bí thư Phân Khu ủy Bình - Trị - Thiên (1947), Bí thư Liên khu ủy Khu 4 (1948), ba lần là Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên.

Đảng bộ, Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế luôn tự hào về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, người chiến sĩ kiên trung trọn đời vì dân vì nước; một con người đạo đức “sáng trong như ngọc”. Những năm hoạt động tại quê hương, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã cống hiến và để lại những tình cảm sâu đậm.

Đề dẫn hội thảo, TS. Phan Tiến Dũng, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh cho biết, hội thảo nhận được 26 bài tham luận của 32 tác giả đến từ Trung ương và địa phương. Trong đó, 13 tham luận đi sâu phân tích, làm rõ tổng quan (1937 – 1949) liên quan đến Hội nghị Nam Dương; 5 tham luận về các hoạt động của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh trên các lĩnh vực; 7 tham luận phát huy về các giá trị di sản liên quan đến Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.

Tại hội thảo, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, lãnh đạo các đơn vị Trung ương và địa phương Thừa Thiên Huế đã tập trung thảo luận, làm rõ thêm quá trình hoạt động và những đóng góp quan trọng của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, giai đoạn cách mạng 1937 – 1949; những đóng góp của Đại tướng trên một số lĩnh vực và vận dụng bài học kinh nghiệm trong sự nghiệp cách mạng hiện nay; phát huy các giá trị di sản của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tại quê hương Thừa Thiên Huế.

Hội thảo là cơ sở quan trọng, mang nhiều ý nghĩa, bổ sung thêm những tài liệu giá trị về Đại tướng cho Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tại Thừa Thiên Huế.

Tin, ảnh: Anh Phong   

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

49 học viên đến từ Lào được cấp chứng chỉ Trung cấp lý luận chính trị

Ngày 15/11, Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh tổ chức lễ bế giảng và cấp chứng chỉ Trung cấp lý luận chính trị cho 49 học viên Lào đến từ các tỉnh: Salavan, Sê Kông, Champasak, Savannakhet. Tham dự có ông Souphanh Hadaoheuang, Tổng Lãnh sự Lào tại Đà Nẵng; Phan Xuân Toàn, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.

49 học viên đến từ Lào được cấp chứng chỉ Trung cấp lý luận chính trị
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam

Hơn 100 hình ảnh, tài liệu, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên đã được giới thiệu, công bố đến công chúng tại triển lãm chuyên đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”, khai mạc sáng 15/11 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (7 Lê Lợi, TP. Huế).

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam
“Hậu phương” vững chắc của vị đại tướng nông dân

Ngoài mảnh đất Niêm Phò - nơi lưu giữ những những ký ức về tuổi thơ thì mảnh đất Nam Dương thuộc xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền là một phần không thể thiếu trong những năm tháng tuổi trẻ đầy nhiệt huyết của chàng thanh niên Nguyễn Vịnh. Và chính tại làng quê này, anh đã gặp và thầm cảm mến cô gái dịu hiền, thùy mị với đôi mắt đen thông minh có tên là Nguyễn Thị Cúc - người sau này đã trở thành người vợ thủy chung, “hậu phương” vững chắc cùng gắn bó bên nhau qua mọi gian khó, thăng trầm với người chồng của mình - Nguyễn Vịnh (sau này Đại tướng Nguyễn Chí Thanh).

“Hậu phương” vững chắc của vị đại tướng nông dân
Return to top