ClockChủ Nhật, 03/09/2023 07:21

Dòng hồi ức sau Cách mạng tháng Tám

TTH - Trong hồi ký của mình, bà Trần Thị Như Mân, phu nhân học giả Đào Duy Anh viết: “Cách mạng tháng Tám thành công. Sau cuộc biểu tình lớn ở Sân vận động thành phố ngày 23 tháng 8, chính quyền do Nhật dựng lên ở Huế bị sụp đổ. Gia đình chúng tôi phấn khởi đón chào thắng lợi của cách mạng. Ngoài cô Đính là người đã tham gia cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế, khi đó tôi mới biết có một số anh là học sinh trường Thuận Hóa ở trong nhà tôi cũng đã tham gia Việt Minh từ trước”. Những dòng này cho thấy sự chuẩn bị chu đáo của lực lượng cách mạng, xây dựng thế trận, chuẩn bị, bố trí lực lượng ứng phó trước những diễn biễn cấp thiết, cấp tốc mà nhiệm vụ của cuộc cách mạng đặt ra.

Chiếu phim kỷ niệm 78 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9Báo chí buổi đầu ở Huế sau cách mạng Tháng Tám Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người “làm ra lịch sử”

Tranh tái hiện lễ thoái vị, tự nguyện trao ấn kiếm của vua Bảo Đại được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế. Ảnh: TL 

Chiều 28/8/1945, Nhân dân Huế đón Phái đoàn của Chính phủ cách mạng lâm thời do đồng chí Trần Huy Liệu làm Trưởng đoàn vào Huế để chứng kiến vua Bảo Đại thoái vị và tiếp nhận ấn kiếm. Đến 16 giờ ngày 30/8/1945, hàng vạn Nhân dân Huế tụ họp tại Ngọ Môn chứng kiến một sự kiện lịch sử trọng đại: Vua Bảo Đại đọc chiếu thoái vị “nhường quyền điều khiển quốc dân lại cho một chính phủ cộng hòa” và tuyên bố “lấy làm vui được làm dân tự do của một nước độc lập”; rồi trao ấn kiếm cho đại diện của Chính phủ lâm thời. Trong không khí nghiêm trang, cờ quẻ ly bị hạ xuống, cờ đỏ sao vàng được kéo lên, đại diện Chính phủ lâm thời nước Việt Nam tuyên bố xóa bỏ chính thể quân chủ ở Huế cũng như trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, công bố chính sách của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Khoảnh khắc đáng nhớ này khắc sâu vào tâm khảm nhiều cán bộ, Nhân dân ngày ấy. Đồng chí Hoàng Anh (1912 - 2016), nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Cách mạng lâm thời ở Huế thời điểm Cách mạng tháng Tám đã từng bồi hồi nhớ lại: “Giữa tiếng vỗ tay nhiệt liệt của quần chúng nhân dân, tôi thấy lòng trào dâng niềm tự hào khó tả. Rồi đây, tôi sẽ còn được chứng kiến nhiều sự kiện khác của đất nước, nhưng chắc chắn ngày lịch sử, ngày thoát khỏi kiếp nô lệ này sẽ luôn là hồi ức đẹp nhất trong cuộc đời cách mạng của mình” [1]. Cùng một cảm xúc tương tự, đồng chí Lê Tự Đồng, một yếu nhân trong Ủy ban khởi nghĩa đã thốt lên trong hân hoan: “Thật là tuyệt! Cách mạng chỉ trong một ngày mà thu gọn cả một quãng thời gian gần một thế kỷ. Từ ngày Kinh đô Huế thất thủ, bọn thực dân Pháp đã tác oai tác quái trên mảnh đất quê hương hiền dịu này cũng như trên tất cả đất nước Việt Nam thân yêu” [2]. Kể từ giây phút này, những kẻ cướp nước ấy đã bị đánh bại, chúng phải trả lại độc lập tự do cho xứ sở, cho đất nước. Cũng cần nhắc lại rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh thật tài tình khi viết trong Tuyên ngôn độc lập vài dòng ngắn ngủi mà tổng kết cả một chặng đường cách mạng: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa”. Đồng bào, chiến sĩ ở Huế mừng vui nô nức, từ nay được làm người tự do.

Chúng tôi xin dẫn luận thêm một chi tiết về việc vua Bảo Đại chính thức thoái vị vào ngày 30/8/1945 tại Ngọ Môn có công lao rất lớn của Phạm Khắc Hòe (1901 - 1995). Ông từng là Đổng lý Ngự tiền Văn phòng, hàm quan Thượng thư, dưới triều Bảo Đại. Phạm Khắc Hòe là một người có tư tưởng yêu nước và tiến bộ, lại thân cận và được tín nhiệm đã thuyết phục vua Bảo Đại cộng tác với chính quyền cách mạng.

Trong cuốn hồi ký Từ Triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc do chính Phạm Khắc Hòe chấp bút, ông có ghi lại những sự việc liên quan đến triều đình nhà Nguyễn những ngày cuối cùng.

Ấn Hoàng Đế Chi Bảo vua Bảo Đại trao lại tại lễ thoái vị chiều 30/8/1945. Ảnh: TL 

Những ngày cuối cùng đó, ông được một cung nữ và một thái giám tha thiết xin gặp mặt. Người cung nữ trình bày về quá trình mình vào cung phục vụ, những nỗi chán chường, buồn tẻ chốn cung đình. Người thái giám thẫn thờ trước những biến cố trước mắt. Giờ nghe tin triều đình chuẩn bị giải tán, Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa sẽ tiếp quản tất cả, bà cung nữ thở dài và hỏi:

- Không biết số phận cung nữ, thái giám chúng tôi từ nay sẽ ra răng? Xin cụ cho biết để chúng tôi còn lo liệu.

Ông Phạm Khắc Hòe mỉm cười nói:

- Từ nay số phận các bà là do các bà tự định đoạt lấy! Không ai có quyền nắm cả.

Bà cung nữ chưa tin lại hỏi:

- Tui muốn trở về gia đình có được không?

Ông Phạm Khắc Hòe đáp:

- Nhất định được.

Thấy bà cung nữ đã được mở đường như thế, vị thái giám cũng hồ hởi hỏi:

- Tui muốn lên chùa đi tu luôn có được không?

- Nhất định được. Ông Phạm Khắc Hòe lặp lại câu trả lời.

Cả cung nữ và thái giám lộ vẻ vui mừng nói:

- Xin cảm ơn cụ và chúc cụ thượng lộ bình an.

Những cung nữ, thái giám bấy lâu phục dịch trong cung cấm giờ thở phào nhẹ nhõm. Họ đã được giải phóng. Họ đã là người tự do.

Sau những sự biến này, mới có câu chuyện trên đây đầy tâm tư của những người cung nữ, thái giám một thời phục vụ vua chúa với bao thiệt thòi, chịu đựng và bế tắc. Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra cuộc sống mới đầy tươi sáng và tự do của họ. Người cung nữ được về lại gia đình sau mấy chục năm xa cách. Người thái giám được tự do chọn lựa ý nguyện xuất gia nơi cửa Phật. Thời đại mới của một nước Việt Nam mới đã được mở ra trong biết bao hy vọng, đón chào. Đó là ý nghĩa và giá trị rất cụ thể của cuộc Cách mạng Tháng Tám đối với Nhân dân cần lao đã cảm nhận và hưởng thụ được sau sự thắng lợi vĩ đại. Cách mạng đi đến thắng lợi cao nhất, xác lập dấu mốc lịch sử huy hoàng, chói rỡ nhất là sự kiện ngày Quốc khánh 2/9/1945. Huế đã cùng đất nước giành lại độc lập, tự do, từ đây bước sang trang mới của sử vàng, trang sử của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do dân, của dân và vì dân.

[1] Tuấn Tú (2022), “Tháng Tám ở Huế”, Nguyệt san Sự kiện

và Nhân chứng, Báo Quân đội Nhân dân, 15/8/2022

[2] Lê Tự Đồng (1993), Tình dân biển cả, NXB Thuận Hóa,

trang 59.

Lê Vũ Trường Giang
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gần 1,7 tỷ đồng nâng cấp nhà bia di tích lịch sử Dốc Ba Trục

Thông tin trên được Văn phòng UBND huyện Phong Điền cho biết vào ngày 7/11, khi lãnh đạo huyện vừa ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư. Kinh phí đầu tư dự án (DA) này là 1,695 triệu đồng, nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước và nguồn huy động khác.

Gần 1,7 tỷ đồng nâng cấp nhà bia di tích lịch sử Dốc Ba Trục
55 NĂM THỰC HIỆN DI CHÚC CỦA BÁC HỒ (9/1969 - 9/2024)
Mãi soi sáng con đường cách mạng Việt Nam

Năm 2024, tròn 55 năm thực hiện Di chúc thiêng liêng của Bác Hồ. Đây là văn kiện vô giá, là “kim chỉ nam” cho dân tộc Việt Nam trên con đường đi tới để thực hiện điều mong muốn cuối cùng của Người là: “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết, phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.

Mãi soi sáng con đường cách mạng Việt Nam
Hào khí Cách mạng tháng Tám ở Huế trong thơ Tố Hữu

Ngay từ đầu năm 1945, khi cách mạng Việt Nam đứng trước thời cơ thuận lợi, chiến tranh Thế giới thứ hai đi vào giai đoạn kết thúc, nhà thơ đã tiên đoán vận hội mới cho dân tộc Việt Nam sẽ được mở ra qua bài thơ Xuân đến...

Hào khí Cách mạng tháng Tám ở Huế trong thơ Tố Hữu
Những dấu ấn hoạt động cách mạng ở chợ Đông Ba

Chợ Đông Ba vừa tổ chức kỷ niệm 125 năm ngày xây dựng và phát triển (1899 – 2024). Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, những tiểu thương ưu tú của chợ Đông Ba đã tham gia cách mạng, một lòng theo Đảng đấu tranh, kiên cường kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng. Trong tiến trình đó, những ngày đầu cách mạng ở chợ Đông Ba đã để lại nhiều dấu ấn quan trọng đóng góp chung cho sự lớn mạnh của Thành ủy Huế nói riêng, tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung.

Những dấu ấn hoạt động cách mạng ở chợ Đông Ba
Return to top