ClockThứ Ba, 08/03/2022 14:15

Đưa nhân lực trở thành nền tảng và lợi thế quan trọng để phát triển

TTH.VN - Mục tiêu này được thống nhất tại buổi làm việc của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình với Viện Khoa học Lao động và Xã hội và các sở, ban, ngành về dự thảo Đề án “Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”, diễn ra sáng 8/3.

Tháo gỡ vướng mắc, tập trung phát triển kinh tếNguồn nhân lực quýĐáp ứng mong mỏi của Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệpHợp tác để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trình độ caoTạo nguồn nhân lực gia nhập thị trường lao động năng độngPhát triển nguồn nhân lực cho thành phố trực thuộc Trung ương - kỳ 3: Cần có chiến lược về đào tạo nguồn nhân lực

Tại buổi làm việc 

Tại buổi làm việc, dựa trên đánh giá về kết quả thực hiện công tác phát triển nguồn nhân lực (NNL) giai đoạn 2016-2020, các bên đã thẳng thắng trao đổi, thảo luận cho mục tiêu phát triển giai đoạn 2021-2025: “Phát triển NNL tỉnh Thừa Thiên Huế không ngừng nâng cao về chất lượng và số lượng, có cơ cấu hợp lý; chú trọng phát triển NNL có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề cao nhằm đưa nhân lực trở thành nền tảng và lợi thế đặc biệt quan trọng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang các ngành mũi nhọn, trọng điểm, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2021-2025 nhanh và bền vững, sớm đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương”.

Các đại biểu đề xuất các nhóm giải pháp cụ thể phát triển NNL, NNL chất  lượng cao ở các ngành, lĩnh vực; xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển, thu hút NNL, đặc biệt là NNL chất lượng cao… Với kỳ vọng đề án sẽ đưa ra mục tiêu và giải pháp thiết thực; sự phát triển NNL đáp ứng nhu cầu phát triển các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn và cho nền kinh tế - xã hội tỉnh một cách bền vững.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình hoan nghênh đơn vị tư vấn đã phối hợp chuẩn bị nội dung đề án một cách bao quát về nội dung, bố cục, cách thức thực hiện. Đề án đã nhìn nhận được thực trạng NNL, bám sát số liệu để có cái nhìn khách quan trên tất cả các lĩnh vực; căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; có sự đối chiếu số liệu để có bức tranh đánh giá một cách chính xác nhất và có đánh giá cụ thể, có sự tính toán, dự ước nguồn lực cụ thể để triển khai thực hiện. Đồng thời, bám sát các cơ sở pháp lý về phát triển kinh tế - xã hội và các chính sách chung của Trung ương, gắn vào định hướng phát triển theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị cơ quan soạn thảo nhanh chóng tổng hợp, phối hợp với các đơn vị có liên quan thẩm định, bổ sung, hoàn chỉnh thống nhất đề án.

Tin, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở Quảng Điền

Với mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, tiến đến đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao, Quảng Điền đã triển khai đồng bộ, linh hoạt nhiều giải pháp an sinh xã hội. Trong đó, việc ưu tiên nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội gắn với các mô hình giảm nghèo hiệu quả được ưu tiên triển khai đã góp phần giúp nhiều hộ thoát nghèo.

Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở Quảng Điền
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

TIN MỚI

Return to top