ClockThứ Tư, 15/12/2021 14:31

Phát triển nguồn nhân lực cho thành phố trực thuộc Trung ương - kỳ 3: Cần có chiến lược về đào tạo nguồn nhân lực

TTH - Định hướng phát triển NNL của tỉnh giai đoạn 2021- 2025: Phấn đấu để nguồn lao động đạt chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của thị trường và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; có tỷ trọng lao động có tay nghề, có chuyên môn kỹ thuật cao, có cơ cấu trình độ và nghề nghiệp hợp lý; trên cơ sở phát triển đào tạo và gắn kết đào tạo với giải quyết việc làm trên thị trường lao động.

Phát triển nguồn nhân lực cho thành phố trực thuộc Trung ương - kỳ 2: Câu chuyện “chảy máu chất xám” và thu hút nhân tàiPhát triển nguồn nhân lực cho thành phố trực thuộc Trung ương - kỳ 1: Tư duy thích làm “thầy” hơn làm “thợ”

 Nguồn nhân lực cho ngành nông nghiệp chất lượng cao vẫn còn thiếu

Đánh giá đúng về NNL

Các lãnh đạo, chuyên gia đầu ngành đều có chung nhận định, để nâng cao chất lượng NNL, cần tập trung thực hiện đồng bộ ba nhóm giải pháp là đào tạo, phát triển, thu hút và giữ chân nhân tài. Đồng thời, đội ngũ quản lý - lãnh đạo phải là “xương sống” của sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp; khi đó, chính doanh nghiệp là đối tượng thu hút NNLCLC về với tỉnh. Đồng thời, đề xuất cần dựa trên lợi thế so sánh và đặc thù của Thừa Thiên Huế để có hướng lựa chọn riêng trên nền tảng Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Trong đó, xác định rõ quan điểm và mục tiêu xây dựng và phát triển Huế dựa trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh, có du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Do đó, nhu cầu và tiềm năng phát triển NNL nói chung và NNLCLC trong lĩnh vực văn hóa và du lịch là rất lớn. Đồng thời, chú trọng đến phát triển NNL ở các lĩnh vực giáo dục; khoa học công nghệ; y tế, chăm sóc sức khỏe… phù hợp với thực tiễn.

Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế - Cung Trọng Cường, để phát triển được NNLCLC cần chú trọng gắn kết 3 khâu: đào tạo, sử dụng, đãi ngộ. Việc đào tạo phải dựa trên xu hướng, nhu cầu phát triển của nền kinh tế, đúng địa chỉ sử dụng. Đồng thời, cần có chính sách phù hợp về cơ chế lương, thưởng đặc biệt đối với nhân tài. Cần nghiên cứu thành lập và sử dụng có hiệu quả nhất “Quỹ nhân tài” để khuyến khích nhân tài phát triển, cống hiến, sáng tạo, gắn bó, đồng hành cùng tổ chức. Về lâu dài, cần có cơ chế, chính sách về nhà ở, các phương tiện, điều kiện làm việc tốt nhất cho nhân tài công tác, cống hiến cho sự phát triển của tổ chức, của địa phương.

Cần chiến lược dài hơi

Về kế hoạch phát triển NNL tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021- 2025, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cho biết, tỉnh đang từng bước hoàn thiện kế hoạch này. Đồng thời nhấn mạnh, tỉnh xác định phát triển NNL là một trong 6 chương trình trọng điểm phát triển KT-XH giai đoạn 2021- 2025. Mục tiêu xuyên suốt là phát triển NNL tỉnh không ngừng nâng cao về chất lượng và số lượng, có cơ cấu hợp lý; chú trọng phát triển NNL có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề cao nhằm đưa nhân lực trở thành nền tảng và lợi thế đặc biệt quan trọng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang các ngành mũi nhọn, trọng điểm, thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh giai đoạn 2021-2025 nhanh và bền vững, sớm đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Bốn quan điểm phát triển và đột phá của tỉnh là: Phát triển NNL có chất lượng, quản lý và sử dụng hiệu quả NLĐ của tỉnh, tích cực thu hút NLĐ có chất lượng cao; tập trung đào tạo lao động trình độ chuyên môn kỹ thuật cao; đảm bảo cung ứng lao động có tay nghề giỏi và kỹ năng kỹ thuật cao, có phẩm chất tốt; cơ cấu nghề đào tạo hợp lý, ưu tiên các nhóm nghề công nghệ cao; đầu tư phát triển mạnh hệ thống giáo dục nhà nước theo hướng thực hành thực nghiệp, định hướng chất lượng cao, chuẩn quốc tế; nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo; tăng cường gắn kết cơ sở đào tạo và doanh nghiệp; phát triển thị trường lao động, tập trung phát triển kết nối cung cầu trên thị trường lao động, linh hoạt, năng động, hiệu quả; xây dựng và phát triển hệ thống kết nối đào tạo - việc làm thông minh.

Trong đó, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy về công tác phát triển NNL, xem đây là nhiệm vụ chính trị của mỗi cấp ủy đảng. Nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về phát triển NNL, coi NNL là một loại hình đặc thù, do vậy cần có tư duy phù hợp khi xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách đối với phát triển NNL.

Tập trung xây dựng chính sách đào tạo, phát triển, đãi ngộ đội ngũ nhân lực có trình độ cao, chuyên môn sâu, kỹ năng giỏi, có nhận thức về văn hóa nghệ thuật và có sức khỏe. Xây dựng chính sách thu hút, mời gọi nhân lực cấp cao từ trong và ngoài nước về làm việc cho tỉnh, nhất là nhân lực có kinh nghiệm quản lý quốc tế, các chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực công nghệ cao để chuẩn bị sẵn sàng cho việc hội nhập và phát triển trong xu hướng tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hướng tới xây dựng nền kinh tế số.

Chú trọng việc tăng cường hợp tác “ba nhà” (Nhà nước - Nhà trường - Nhà doanh nghiệp) trong các hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Trong đó, Nhà nước có vai trò dẫn dắt trong việc đề ra hệ thống các chính sách để thúc đẩy công tác này, nhà trường đóng vai trò chủ thể của công tác đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động, và đặc biệt là doanh nghiệp không chỉ đóng vai trò là “khách hàng” của ngành đào tạo nghề, mà còn đóng vai trò là chủ thể, cùng với các nhà trường trong công tác đào tạo.

Một số chỉ tiêu chủ yếu về đào tạo nguồn nhân lực 2021- 2025

Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70-75%; giải quyết việc làm cho 83.400 người; đưa 10.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; 100% các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được chuẩn hóa theo chuẩn quốc gia, trong đó một số tiêu chí tiếp cận trình độ các nước ASEAN và quốc tế; trên 80% người học có việc làm sau đào tạo; mạng lưới đủ năng lực đào tạo bình quân hàng năm khoảng 16.000-18.000 người; đạt từ 15-16 bác sĩ trên 1 vạn dân; đạt từ 12-15 cán bộ khoa học và công nghệ trên 1 vạn dân; tỷ lệ lao động ngành du lịch qua đào tạo đạt 80-85%; có 10.000 lao động làm việc trực tiếp trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh về công nghệ thông tin…

Bài, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tinh gọn bộ máy thành phố trực thuộc Trung ương

Chủ tịch UBND tỉnh vừa có Kế hoạch về việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các sở, ngành cấp tỉnh; trong đó yêu cầu đơn vị liên quan chuẩn bị đầy đủ điều kiện cần thiết để sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CBCCVC-NLĐ) khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.

Tinh gọn bộ máy thành phố trực thuộc Trung ương
Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sau hành trình gần 30 năm; trong đó 5 năm quyết liệt triển khai Nghị quyết (NQ) số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả

TIN MỚI

Return to top