ClockThứ Sáu, 27/11/2020 09:15

Đừng bỏ quên thị trường nội địa

TTH - Chiếm 24% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giải quyết việc làm cho hơn 4,3 triệu lao động cả trực tiếp và gián tiếp là những đóng góp quan trọng của ngành dệt may đối với phát triển kinh tế và an sinh xã hội.

Vietnam Airlines khôi phục hoàn toàn thị trường nội địa sau ảnh hưởng của dịch COVID-19Chú ý thị trường nội địaKích cầu tiêu dùng nội địa – đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế

Tại buổi làm việc bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh của ngành dệt may, da giày Việt Nam diễn ra đầu tuần này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu, bên cạnh tận dụng hiệu quả hơn nữa các Hiệp định Thương mại tự do CPTPP, EVFTA, RCEP, ngành dệt may cần chú trọng thị trường trong nước. Đây là thị trường còn nhiều dư địa, nếu khai thác tốt sẽ tạo bước phát triển mới cho ngành dệt may.

Chiếm 24% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giải quyết việc làm cho hơn 4,3 triệu lao động cả trực tiếp và gián tiếp là những đóng góp quan trọng của ngành dệt may đối với phát triển kinh tế và an sinh xã hội. Trong 25 năm qua, đây là ngành liên tục có mức tăng trưởng dương. Ngay cả trong đại dịch COVID-19, kim ngạch xuất khẩu của ngành tuy có giảm, nhưng mức giảm không lớn. Để có được điều này, ngoài nội lực, các doanh nghiệp dệt đã chủ động nắm bắt cơ hội, chuyển đổi ngành hàng để đáp ứng nhu cầu thị trường, nhất là xuất khẩu khẩu trang vải kháng khuẩn.

Với Thừa Thiên Huế, từ duy nhất Công ty cổ phần Dệt may Huế được thành lập năm 1988, chuyên sản xuất sợi, đến nay toàn tỉnh có 62 doanh nghiệp hoạt động đủ các lĩnh vực từ sản xuất sợi đến dệt nhuộm, may, công nghiệp phụ trợ, tạo chuỗi khép kín từ sản xuất nguyên liệu đến thành phẩm. Đặc biệt, lĩnh vực may đã có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài có tên tuổi như SCAVI, HBI, xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường có yêu cầu khắt khe như châu Âu, Mỹ. Ngành dệt may trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực của tỉnh, giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động; kim ngạch xuất khẩu đạt trên 700 triệu USD, chiếm 75% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh…

Tuy có những phát triển mạnh mẽ, nhưng ngành dệt may Thừa Thừa Huế nói riêng và Việt Nam nói chung đều có chung điểm yếu là chủ yếu sản xuất theo hình thức gia công (CMT) với tỷ lệ nhập khẩu nguyên liệu cao, đem lại giá trị gia tăng thấp. Thời gian qua, các doanh nghiệp đã mạnh dạn chuyển dần sang hình thức sản xuất tự chủ nguyên liệu (FBO) và tiến tới sản xuất trọn gói kèm thiết kế (ODM) để đáp ứng yêu cầu người mua và tạo giá trị gia tăng cao hơn. Đây là hướng đi có nhiều triển vọng nhưng kèm theo vô vàn thách thức.

Để đạt đến hình thức sản xuất ODM, trước hết các doanh nghiệp cần chủ động được nguyên phụ liệu. Con số 40% nội địa hóa và 60% nguyên phụ liệu phải nhập khẩu là thực trạng hiện nay của ngành dệt may. Để tháo gỡ, cần có chính sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ dệt may trong nước, riêng từng doanh nghiệp khó có thể giải quyết được.

Hiện nay, Thừa Thiên Huế đang phấn đấu trở thành trung tâm dệt may của miền Trung và cả nước, ngành công nghiệp hỗ trợ dệt được ưu tiên phát triển. Tháng 6/2020, UBND tỉnh đã xây dựng đề án phát triển khu công nghiệp hỗ trợ tại Khu công nghiệp Phong Điền, với diện tích 350 ha. Đây sẽ là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư và góp phần thúc đẩy ngành dệt may của tỉnh phát triển không chỉ về lượng mà cả về chất.

Bên cạnh đó, cần phải xây dựng đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp, xây dựng thương hiệu. Thực tế, một số thương hiệu dệt may Việt được khách hàng tin dùng và đứng vững trên thị trường nhờ mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh như Việt Tiến, may 10. Tuy nhiên, con số này không nhiều vì cần một sự đầu tư bài bản, nghiêm túc.

Nếu giải quyết tốt hai nút thắt trên, ngành dệt may không chỉ giảm thiểu tổn thương từ biến động thị trường, đứt gãy chuỗi cung ứng mà còn tận dụng được các lợi thế từ các FTA nước ta đã ký kết và khai thác tiềm năng thị trường gần 100 triệu dân trong nước.

Hoàng Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Triển khai chương trình tài trợ thương mại mới cho các thị trường mới nổi

Tập đoàn tài chính đa quốc gia HSBC và Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) của Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ cùng nhau cung cấp vốn cho các giao dịch thương mại, với giá trị lên tới 1 tỷ USD. Động thái này nhằm giúp lấp đầy khoảng trống về tài trợ cho thương mại tại các thị trường mới nổi.

Triển khai chương trình tài trợ thương mại mới cho các thị trường mới nổi
Thông tin doanh nghiệp:
Các mẫu máy bơm mỡ bằng chân tay phổ biến trên thị trường

Chưa đến 3 triệu đồng là khách hàng đã có thể đầu tư máy bơm mỡ bằng chân chính hãng cho công năng bơm mỡ hoàn hảo, thiết kế nhỏ gọn, sử dụng khu vực không sẵn nguồn điện, khí nén. Hiện sản phẩm đang được trợ giá siêu tốt tại Kumisai Việt Nam.

Các mẫu máy bơm mỡ bằng chân tay phổ biến trên thị trường
Cát nhân tạo chưa tiếp cận được thị trường

Theo kế hoạch, năm 2026 trên địa bàn tỉnh sẽ đưa vào sử dụng trên 80% cát nghiền (cát nhân tạo) thay thế cát tự nhiên. Dù có nhiều giải pháp được triển khai, nhưng đến nay việc sử dụng cát nhân tạo vẫn chưa đạt kế hoạch.

Cát nhân tạo chưa tiếp cận được thị trường
Khai thác thị trường du lịch y tế

Nhu cầu du khách nước ngoài đến Việt Nam để kết hợp giữa du lịch nghỉ dưỡng và khám, chữa bệnh rất cao. Với thương hiệu y tế của cả đông - tây y và đặc điểm yên bình của Huế, du lịch Cố đô có thể đầu tư khai thác thị trường tiềm năng này.

Khai thác thị trường du lịch y tế

TIN MỚI

Return to top