ClockThứ Hai, 26/12/2022 06:17

Giá trị cho cao tốc

Công trình cao tốc Cam Lộ - La Sơn đã cơ bản về đích và đang được kiểm tra, nghiệm thu để đưa vào vận hành cuối tháng 12 này.

Dự án có tổng chiều dài hơn 98km; trong đó, đoạn qua địa phận Thừa Thiên Huế là 61km. Đây là một trong những dự án thành phần thuộc Dự án Cao tốc Bắc - Nam phía đông, sẽ kết nối với đoạn tuyến cao tốc La Sơn - Túy Loan, gắn kết với tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, hình thành hệ thống cao tốc ở khu vực miền Trung. Qua đó, tạo tiền đề phát triển liên kết vùng trong sản xuất, lưu thông hàng hóa và đánh thức tiềm năng phát triển của các tỉnh, thành phố mà tuyến cao tốc đi qua.

Với ý nghĩa đó, dự án đã giành được sự quan tâm đặc biệt của Trung ương và các địa phương nơi dự án ngang qua. Các đồng chí lãnh đạo đã nhiều lần đến hiện trường để động viên, tháo gỡ khó khăn cho dự án. Trong chuyến thị sát trước mùa mưa bão vừa qua, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu đã đánh giá cao các đơn vị triển khai dự án, đã có nhiều nỗ lực; đồng thời yêu cầu các đơn vị liên quan phối hợp sớm giải quyết các tồn tại trong quá trình thi công; tập trung nỗ lực, tăng tốc với mục tiêu hoàn thành dự án đúng theo kế hoạch đề ra…

Từ đoạn cao tốc đường bộ đầu tiên là Pháp Vân - Cầu Giẽ (Hà Nội) dài 30km được đưa vào sử dụng cách đây 20 năm, đến nay, cả nước có hơn 1.160km đường cao tốc. Mục tiêu đến năm 2030 cả nước có 5.000km đường bộ cao tốc.

Các tuyến cao tốc hoàn thành đưa vào sử dụng đã nâng cao năng lực hạ tầng giao thông, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền, thuận tiện trong giao thương, vận chuyển hàng hóa, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội giữa các địa phương phát triển. Đối với Thừa Thiên Huế, tuyến cao tốc Cam Lộ - Túy Loan đưa vào sử dụng cũng là tuyến cao tốc đầu tiên ngang qua địa bàn, đang hứa hẹn nhiều cơ hội phát triển cho địa phương.

Tuy nhiên, tuyến cao tốc này là mới được đầu tư 2 làn xe, phần nhiều không có phân cách cứng ở giữa, tốc độ còn hạn chế, chỉ từ 60 - 80km/giờ, nên năng lực lưu thông còn hạn chế. Hy vọng giai đoạn 2 của dự án sớm được triển khai, mở rộng lên thành 4 làn xe, có dải phân cách 2 chiều và nhiều hạng mục hạ tầng an toàn khác được lắp đặt để cao tốc Cam Lộ - Túy Loan thực sự phát huy giá trị.

Cùng với đường cao tốc ngang qua, nhiều dự án giao thông chiến lược khác cũng đang được tỉnh triển khai, nhằm kết nối, phát huy thế mạnh các vùng miền. Đáng chú ý là Dự án đường 74 nối Nam Đông -  A Lưới dài 50km đang được đầu tư xây dựng. Đây là tuyến giao thông huyết mạch nối cửa khẩu A Đớt – Tà Vàng (S10), đường Hồ Chí Minh với Quốc lộ 1A và Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô; là tuyến đường nối hai huyện miền núi Nam Đông - A Lưới; trên trục hành lang kinh tế Đông Tây, là cửa ngõ hành trình ra Biển Đông của vùng kinh tế Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan. Với đặc trưng vị trí địa lý, đường 74 khi hoàn thành sẽ đồng hành cùng với cao tốc Cam Lộ - Túy Loan, có tầm quan trọng đặc biệt, tạo thêm động lực phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương.

ĐẶNG THÀNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống gia đình

Nhờ những biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình được triển khai đồng bộ và tích cực, số vụ bạo lực ngày càng giảm. Việc hỗ trợ các nạn nhân bị bạo lực gia đình được tiến hành kịp thời.

Gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống gia đình
Bảo tồn, phát huy giá trị hệ thống di tích tại Hương Trà

Về tổng thể, các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn TX. Hương Trà đã được tu bổ, tôn tạo dưới sự quản lý của các cơ quan chuyên môn và theo quy định của Luật Di sản văn hóa. TX. Hương Trà cũng đang đối mặt với một số vướng mắc liên quan đến việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản này.

Bảo tồn, phát huy giá trị hệ thống di tích tại Hương Trà
Nền tảng phát huy các giá trị văn hóa, di sản

Hơn 20 năm kể từ khi được Quốc hội khóa X thông qua, Luật Di sản văn hóa đã thể chế hóa các quy định của Hiến pháp về vấn đề bảo tồn di sản văn hóa của các dân tộc ở Việt Nam.

Nền tảng phát huy các giá trị văn hóa, di sản
Quảng bá giá trị văn hóa Huế qua Tủ sách Huế, tưởng dễ mà khó - Kỳ 2: Muốn lan tỏa, thôi phụ thuộc ngân sách

Bên cạnh việc lan tỏa ra thị trường đến rộng rãi hơn với bạn đọc không những trong nước mà xa hơn là quốc tế, những ấn phẩm Tủ sách Huế về lâu dài cần được nhân rộng số lượng phát hành thông qua hình thức xã hội hóa. Xa hơn cũng cần tính toán để Tủ sách Huế thích ứng với quá trình chuyển đổi số để mọi người dễ tiếp cận. Đây là hiến kế của các chuyên gia, những người hoạt động trong lĩnh vực xuất bản khi bàn về đường hướng phát triển Tủ sách Huế không chỉ trong tương lai, mà cần hành động ngay từ bây giờ.

Quảng bá giá trị văn hóa Huế qua Tủ sách Huế, tưởng dễ mà khó - Kỳ 2 Muốn lan tỏa, thôi phụ thuộc ngân sách
Return to top