ClockThứ Ba, 14/08/2018 08:16

“Giải mã” bước chuyển biến lớn về “tam nông”

Thực tế triển khai đã khẳng định tính đúng đắn của Nghị quyết số 26 của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

“Tam nông” khởi sắc sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 26Để nông dân yên tâmMục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp thực hiện xây dựng nông thôn mới năm 2018

Để chuẩn bị cho chương trình Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 26, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, mới đây, Ban Kinh tế Trung ương đã làm việc với Bộ NN&PTNT về chương trình này. Qua thực tế triển khai, tính đúng đắn của một Nghị quyết mang tầm chiến lược của Đảng đối với một khu vực chiếm gần 70% dân số và khoảng 40% lực lượng lao động của cả nước đã được khẳng định. Sản xuất nông nghiệp bứt phá tăng trưởng, nông thôn mới khởi sắc, nhiều vấn đề về đời sống nông dân được giải quyết và ngày một nâng cao. Sau 10 năm, chặng đường không phải là dài nhưng một lần nữa đã chứng tỏ các chủ trương, nghị quyết của Đảng thành công khi ý Đảng hợp với lòng dân.

Khởi sắc nông thôn mới ở Di Linh, Lâm Đồng Ảnh: Báo Lâm Đồng

Có thể nói, nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn là lĩnh vực được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Khi nước ta còn là nước thuộc địa, đường lối của Đảng ta ngay từ những năm 1930 đã xác định: giải phóng dân tộc trước hết phải giải phóng nông dân, và tiến hành cuộc cách mạng để “dành ruộng đất cho dân cày”. Sau khi nhà nước Việt Nam non trẻ mới giành được độc lập, Bác Hồ tiếp tục khẳng định vị trí trọng yếu của nông nghiệp, nông dân: “Nông dân ta bền thì nước ta bền, nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”. Vì thế, nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng, bảo vệ tổ quốc.

Nhiều năm qua, các chính sách để phát triển nông nghiệp, nâng cao đời sống nông dân, xây dựng nông thôn luôn được Đảng, Nhà nước đề ra thích ứng với từng thời kỳ lịch sử của đất nước. Những quyết sách lớn, mang dấu ấn sâu sắc tác động mạnh đến nông nghiệp, nông dân như Chỉ thị 100 của Ban Bí thư khóa IV, năm 1981, và đặc biệt là Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khóa VI năm 1988 về Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp đã tạo điều kiện cho ruộng đất được khai phá dưới sức sáng tạo của nông dân. Ngay năm đó, nước ta đã không phải nhập khẩu lương thực, thậm chí, chỉ ít năm sau, nước ta đã sản xuất dư thừa lương thực, trở thành nước hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo. Chính xuất phát từ thực tiễn sản xuất và biết dựa vào dân, phù hợp với nguyện vọng của dân mà một Nghị quyết của Đảng đã nhanh chóng đi vào cuộc sống một cách “thần kỳ” như thế!

Bước vào thời kì đổi mới, thực tế cuộc sống đòi hỏi phải tiếp tục có những điều chỉnh trong đường lối, chính sách lãnh đạo, quản lý phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tại Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành TW Đảng khóa X, từ bài học kinh nghiệm của quá trình 20 năm đổi mới kinh tế đất nước, bên cạnh những thành quả đã được ghi nhận, Đảng ta đã thẳng thắn chỉ ra những nguyên nhân chủ quan khiến nông nghiệp còn chậm phát triển, nông dân còn đói nghèo. Đó là “nhận thức về vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn bất cập so với thực tiễn; cơ chế, chính sách phát triển các lĩnh vực này thiếu đồng bộ, thiếu tính đột phá; một số chủ trương, chính sách không hợp lý, thiếu tính khả thi…”. Vì thế, để khắc phục những thiếu sót đó, cũng như không để nông thôn, nông dân không bị tụt lại phía sau trong quá trình đi lên của đất nước thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Ban Chấp hành TW Đảng khóa X đã ban hành riêng một Nghị quyết số 26 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Mục tiêu được nêu ra hết sức rõ ràng, ngắn gọn nhưng cũng là nhiệm vụ hết sức nặng nề: “Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn. Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại…”. Và những điều này cũng chính là mong ước, nguyện vọng của đông đảo người dân nông thôn.

Sau 10 năm, đến nay, ý Đảng trong Nghị quyết 26 đã được toàn Đảng, toàn dân đồng lòng ủng hộ, nỗ lực, quyết tâm thực hiện để đưa Nghị quyết vào cuộc sống, đạt được nhiều kết quả đáng mừng. Như khẳng định của vị tư lệnh ngành nông nghiệp - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: 10 năm qua, nông nghiệp luôn duy trì được tăng trưởng và phát triển toàn diện, thậm chí gần đây có sự tăng trưởng vượt bậc trong xuất khẩu nông sản. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản năm 2017 đã tăng hơn 20 tỷ USD, gấp 6 lần so với năm 2008, và dự kiến năm nay đạt con số kỷ lục 40 tỷ USD.

Bức tranh nông thôn mới trong Nghị quyết mới chỉ là nét phác thảo sơ khai thì đến nay đã được hiện thực hóa một cách rõ nét, với nhiều màu sắc tươi mới ở hầu khắp các địa phương. Hiện đã có trên 3.400 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm gần 40% tổng số xã trong cả nước), nhiều huyện đạt huyện nông thôn mới và nhiều xã còn sáng tạo, đi đầu, với bước phát triển cao hơn ở mô hình nông thôn mới kiểu mẫu. Thu nhập của người dân nông thôn hiện nay đạt 32 triệu đồng/người, tăng gấp 3,5 lần so với năm 2008. Rõ ràng, khi sản xuất phát triển, cho thu nhập cao; khi nông thôn trở nên tươi đẹp, hiện đại, văn minh thì tất yếu những người dân - chủ thể của những làng quê ấy sẽ cảm thấy hài lòng, và hào hứng, tự chủ, đồng thuận dựng xây chính làng quê mình.

Sẽ có nhiều bài học kinh nghiệm được rút ra sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 26 nhưng những chuyển biến lớn, tích cực trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn hôm nay sẽ tạo đà, thổi luồng gió mới để lĩnh vực này tiếp tục bứt phá, vươn lên trong tương lai.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tuyên truyền có hiệu quả Nghị quyết của Quốc hội về thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Ngày 30/10, tại hội nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh lần thứ 2 (khóa X) đã biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong đợt thi đua đặc biệt chào mừng Đại hội MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 thành công tốt đẹp. Tham dự có ông Nguyễn Chí Tài, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy.

Tuyên truyền có hiệu quả Nghị quyết của Quốc hội về thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương
“Chở” vốn đến vùng xa

Với vai trò chủ lực cung ứng vốn phục vụ nông nghiệp, nông thôn, nông dân (tam nông), Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) Thừa Thiên Huế đang góp phần hiện thực hóa mục tiêu đưa dịch vụ ngân hàng tiếp cận gần hơn với người dân vùng sâu, vùng xa theo định hướng chiến lược tài chính toàn diện.

“Chở” vốn đến vùng xa

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top