ClockThứ Tư, 02/09/2020 08:52

Hà Nội - Huế - Sài Gòn: Mãi mãi mối tình thắm thiết keo sơn

TTH - Tiến tới kỷ niệm 60 năm Ngày Hà Nội - Huế - Sài gòn (TP. Hồ Chí Minh) kết nghĩa (8/10/1960- 8/10/2020), trao đổi với Báo Thừa Thiên Huế, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ cho biết:

Mối quan hệ Hà Nội - Huế - Sài Gòn có nhiều ý nghĩa to lớn

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ

Cách đây 60 năm, ngày 8/10/1960, tại thủ đô Hà Nội diễn ra một sự kiện có ý nghĩa lịch sử trọng đại - Lễ kết nghĩa 3 thành phố Hà Nội - Huế - Sài Gòn. Sự kiện mang biểu tượng khẳng định cho ý chí sắt đá thống nhất Tổ quốc của Nhân dân Việt Nam: Hà Nội, Huế, Sài Gòn “là cây một cội, là con một nhà”. Mối tình thắm thiết keo sơn ấy đã ghi vào những trang sử vẻ vang của 3 tỉnh, thành và mãi khắc sâu trong lòng đồng bào cả nước.

Thưa ông, 60 năm qua, những tình cảm tốt đẹp gắn bó keo sơn của 3 tỉnh, thành kết nghĩa được thể hiện và duy trì như thế nào?

Quá trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và thực hiện công cuộc đổi mới, giữa Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân 3 tỉnh, thành kết nghĩa đã không ngừng nảy nở những tình cảm tốt đẹp, gắn bó keo sơn, nghĩa tình, luôn được các thế hệ trân trọng gìn giữ và phát huy. Nhưng nhìn xa hơn, chúng ta thấy quan hệ giữa Thăng Long với Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế đã hơn 700 năm và giữa Phú Xuân - Huế với Sài Gòn - Gia Định cũng gần 400 năm.

Từ lễ kết nghĩa đến ngày non sông thu về một mối dài đến 15 năm. Trong suốt chặng đường ấy, các địa phương kết nghĩa luôn sát cánh bên nhau. Phong trào kết nghĩa giữa các địa phương đã phát huy tác dụng thiết thực là động viên dân và quân miền Bắc thi đua sản xuất và chiến đấu bảo vệ miền Bắc, chi viện miền Nam; cổ vũ tinh thần hy sinh chiến đấu của quân, dân miền Nam vì sự thống nhất đất nước.

Với bề dày lịch sử của 3 trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế từng giữ vị trí hàng đầu của đất nước gắn bó trong một chỉnh thể thống nhất “là cây một cội, là con một nhà” có ý nghĩa to lớn về mặt lý luận và thực tiễn, không những là xu thế khách quan của lịch sử mà còn là tình cảm chính đáng của Nhân dân 3 miền, là sức sống mãnh liệt của dân tộc, trở thành động lực phát triển quê hương, đất nước.

Hà Nội, Huế, Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh hôm nay nối tiếp truyền thống quý báu, đang kề vai sát cánh đẩy mạnh giao lưu và hợp tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, cùng cả nước quyết tâm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu hội nhập, phát triển.

Ông có thể kể đến những kết quả nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa 3 tỉnh, thành phố kết nghĩa? Lĩnh vực nào được ưu tiên nhất?

Cây xanh TP. Hà Nội trao tặng được trồng tại công viên An Hòa, TP. Huế

Thời gian qua, TP. Hồ Chí Minh cùng Hà Nội và Thừa Thiên Huế có nhiều hoạt động chia sẻ kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, giao lưu, học tập, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác. Trên lĩnh vực kinh tế - xã hội, các địa phương cũng đã có những kết quả hợp tác đáng ghi nhận.

Nổi bật là hằng năm, ngành du lịch đã có những hoạt động phối hợp thu hút khách đến các địa phương, xây dựng các chương trình tham quan, kết nối các điểm đến. Tỉnh Thừa Thiên Huế được Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ tham gia xúc tiến du lịch ở nước ngoài, một số tỉnh, thành, nhằm chia sẻ kinh nghiệm quản lý Nhà nước, thúc đẩy công tác xúc tiến, đào tạo nguồn nhân lực và tăng cường vai trò của cộng đồng doanh nghiệp, hướng đến mục tiêu tăng số lượng khách, chất lượng doanh thu từ du lịch. Hoạt động xúc tiến thương mại được doanh nghiệp của 3 tỉnh, thành tích cực tham gia, đã phát triển hệ thống phân phối, đại lý tại các địa phương.

Ngành Văn hóa - Thể thao, Giáo dục - Đào tạo của các địa phương thường xuyên có các hoạt động giao lưu, nhất là liên kết trong công tác đào tạo, tập huấn giáo viên, vận động viên, huấn luyện viên. Bệnh viện Trung ương Huế đã hợp tác trao đổi chuyên môn y tế, đào tạo, nghiên cứu khoa học với các cơ quan y tế trên địa bàn Hà Nội trong các lĩnh vực chống nhiễm khuẩn, ghép tạng, tim mạch, nhi khoa...

Thời gian tới, 3 tỉnh, thành phố tiếp tục có những hoạt động gì nhằm khẳng định mối đoàn kết gắn bó keo sơn từng được vun đắp và phát triển thưa ông?

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình hợp tác giữa 3 địa phương, lãnh đạo các tỉnh, thành đã có những hoạt động gặp gỡ, trao đổi và đi đến thống nhất là cần tích cực trao đổi kinh nghiệm, cụ thể hóa chủ trương, đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, bảo đảm hiệu quả, nhất là các nghị quyết của Trung ương...

Trên lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, các địa phương tiếp tục thống nhất đẩy mạnh hợp tác trên các nhóm vấn đề, gồm: Quy hoạch, kế hoạch, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp; du lịch; thương mại; văn hóa - xã hội; y tế, giáo dục, môi trường; an sinh xã hội. Mới đây, TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội đã hỗ trợ Thừa Thiên Huế kinh phí, cây xanh với mong muốn sẽ có công viên- một biểu trưng vĩnh cửu, trường tồn Huế - Sài Gòn - Hà Nội tại Huế.

Những cam kết mở ra giai đoạn mới trong tiến trình giao lưu, hợp tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, thúc đẩy kinh tế - xã hội của Thừa Thiên Huế và hai thành phố lớn ngày càng phát triển, để Hà Nội mãi mãi xứng đáng với tầm vóc của Thủ đô nghìn năm văn hiến, trung tâm chính trị - kinh tế của đất nước; TP. Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế mạnh và năng động; Thừa Thiên Huế là thành phố của lễ hội văn hóa - du lịch đặc sắc với những di sản văn hóa của nhân loại.

Thừa Thiên Huế đang trên bước đường xây dựng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị chính là tiền đề cho vị thế mới của Thừa Thiên Huế trong sự hợp tác với Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Ba địa phương đã, đang và sẽ thực hiện nhiều kế hoạch, chương trình phối hợp toàn diện để cùng nhau phát triển: Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh trở thành ba trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - du lịch lớn với những đặc trưng riêng của ba miền Bắc, Trung, Nam.

Liên kết phát triển trên tất cả các lĩnh vực, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh hằng năm đã hỗ trợ kinh phí cho Thừa Thiên Huế thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Nổi bật là Hội đồng hương Thừa Thiên Huế tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội có những hoạt động thiết thực, đóng góp hàng chục tỷ đồng xây dựng quê hương, kịp thời giúp đỡ bà con những lúc khó khăn do thiên tai, hoạn nạn, dịch bệnh...

Thời gian tới, sự hợp tác giữa 3 địa phương sẽ đạt tầm cao mới, hiệu quả hơn; góp phần gắn kết giữa các địa phương ngày càng bền vững. Kết nối lịch sử, những người lãnh đạo và Nhân dân của 3 tỉnh, thành tiếp tục sát cánh cùng nhau đi tiếp con đường cách mạng, xây dựng đất nước ngày càng to đẹp như Bác Hồ hằng mong ước - “Như cành chung gốc lớn lên, như anh em của mẹ hiền Việt Nam”.

Sau ngày đất nước thống nhất, khắc ghi tình anh em kết nghĩa, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định đổi và đặt mới một số tên đường như đường Hà Nội, đường Bến Nghé. Tại TP. Hồ Chí Minh, năm 1984, nhân dịp kỷ niệm 30 năm Ngày Giải phóng Thủ đô Hà Nội, UBND TP. Hồ Chí Minh cũng quyết định đổi tên Xa lộ Biên Hòa thành Xa lộ Hà Nội. Nhân dân Hà Nội đã sát cánh cùng Nhân dân Thừa Thiên Huế, TP. Hồ Chí Minh khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế và vượt qua khó khăn của thời kỳ bao cấp.

THÁI BÌNH (Thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế

Hội thảo khoa học "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế" do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức chiều 22/11 tại TP. Huế. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân, cùng đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Hàng nghìn cơ hội việc làm công nhân đóng gói tại Hà Nội

Tuyển công nhân đóng gói tại Hà Nội đang thu hút sự chú ý của người lao động, với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Trong bối cảnh nhu cầu sản xuất ngày càng tăng, các doanh nghiệp cần bổ sung hàng ngàn lực lượng lao động để đáp ứng yêu cầu thị trường. Dưới đây là thông tin chi tiết về cơ hội việc làm công nhân đóng gói tại thủ đô

Hàng nghìn cơ hội việc làm công nhân đóng gói tại Hà Nội
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam

Hơn 100 hình ảnh, tài liệu, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên đã được giới thiệu, công bố đến công chúng tại triển lãm chuyên đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”, khai mạc sáng 15/11 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (7 Lê Lợi, TP. Huế).

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam
Tình yêu Hà Nội của một người Huế

Tôi cầm trên tay tập thơ Phở bia hơi và lời yêu Hà Nội của tác giả Nguyễn Duy Tờ trong những ngày lòng ngập tràn nhớ nhung Hà Nội - nỗi nhớ của một người Huế trót yêu vùng đất Hà thành và mùa thu chốn ấy.

Tình yêu Hà Nội của một người Huế

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top