ClockThứ Tư, 14/08/2024 11:51

Hành động sớm ứng phó thiên tai

TTH - Được dự báo một “kịch bản” mưa lũ như năm 2020, năm nay công tác phòng chống, ứng phó thiên tai và khắc phục hậu quả trên địa bàn được UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng, chính quyền địa phương tích cực triển khai từ sớm, từ xa.

Chủ động ứng phó thiên tai từ sớmTrồng rừng ngập mặn ứng phó thiên taiKhông chủ quan với tình hình mưa lũ

 Diễn tập di tản người dân trước khi bão vào tại Phú Diên, Phú Vang

Nâng cao ý thức cộng đồng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện tượng La Nina sẽ tác động đến nước ta từ tháng 8/2024, tương tự như đã diễn ra năm 2020, nguy cơ xảy ra bão mạnh, mưa lớn, lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất, mất an toàn hồ đập là rất cao.

Trong đó, Thừa Thiên Huế là địa bàn trọng điểm của thiên tai. Hàng năm, mưa lũ, bão mạnh gây thiệt hại lớn đến tính mạng, tài sản của Nhân dân. Do vậy, công tác phòng, chống thiên tai (PCTT) phải được “tính trước” từ sớm, từ xa.

Ông Hoàng Văn Vy, Chủ tịch UBND xã Phú Diên (Phú Vang) cho biết, là địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng của nhiều trận bão, áp thấp nhiệt đới và lũ gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hàng năm, công tác PCTT không chỉ được quán triệt, triển khai bởi các kế hoạch từ đầu năm mà còn được “thực hành” thông qua các buổi diễn tập cứu hộ, cứu nạn.

Trong tình huống có bão lũ, mưa lớn xảy ra, xã xác định các thôn nằm ven biển, tiếp giáp với biển như khu vực Thanh Mỹ, Kế Thượng Thanh, Kế Sung là vùng trọng điểm, thường xuyên chịu ảnh hưởng thiên tai. Lực lượng xung kích cứu hộ, cứu nạn của xã sẽ giúp dân giằng chống nhà cửa, gia cố thuyền bè, cắt tỉa cây xanh và triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống xấu xảy ra.

“Nhờ công tác chuẩn bị tốt, phân công trách nhiệm rõ ràng, mỗi cán bộ phụ trách mỗi địa bàn, nên khi có tình huống thiên tai, công tác xử lý nhịp nhàng, chủ động, hiệu quả. Nhờ đó, giảm thiệt hại đáng kể cho địa phương”, ông Vy cho biết thêm.

Mới đây, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh phối hợp cùng Cục Quản lý Đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) tổ chức diễn tập hành động sớm dựa vào dự báo bão và ngập lụt tại xã Phong Sơn (Phong Điền).

Mục đích buổi diễn tập nhằm chủ động phòng tránh giảm nhẹ thiên tai, bảo đảm an toàn tuyệt đối về sức khỏe và tính mạng của Nhân dân trong tình huống có mưa lớn, bão lũ; nâng cao nhận thức về phòng tránh thiên tai của Nhân dân, xây dựng mối quan hệ đoàn kết, tương thân, tương ái tại cộng đồng dân cư cũng như nâng cao tinh thần trách nhiệm phục vụ Nhân dân của cán bộ, công chức từ xã đến các thôn.

Diễn tập sơ cứu người bị nạn trong mưa lũ 

Chủ động ứng phó

Ông Đặng Văn Hòa, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh khẳng định, là địa bàn trọng điểm thiên tai nên hàng năm, công tác phòng chống, ứng phó không chỉ được triển khai từ sớm, từ xa mà còn được “nâng lên một bậc” thông qua các kịch bản giả định với nhiều tình huống “sát sườn” hơn.

Thông qua các buổi diễn tập ở địa phương đã kiểm tra khả năng huy động sức mạnh tổng hợp theo phương châm “4 tại chỗ” trong công tác PCTT&TKCN, rút kinh nghiệm bổ sung kế hoạch, cơ sở vật chất, ứng phó có hiệu quả với các tình huống có thể xảy ra trong thời gian tới. Đồng thời, tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn cho Nhân dân nâng cao ý thức cộng đồng, chủ động phòng tránh, làm tốt công tác chuẩn bị, sẵn sàng ứng phó với khả năng xảy ra mưa, lũ lớn.

Mới đây, UBND tỉnh đã yêu cầu các địa phương, sở ngành, chủ hồ đập theo dõi sát tình hình, chủ động chỉ đạo, tổ chức triển khai công tác PCTT từ sớm, từ xa và chủ động khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian đến. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị và địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, chủ động triển khai phòng ngừa, ứng phó thiên tai, phòng, chống sạt lở, bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản cho người dân và công trình cơ sở hạ tầng trong mùa mưa bão năm 2024; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh và pháp luật nếu để xảy ra lơ là, chủ quan trong lãnh đạo, chỉ đạo dẫn tới thiệt hại về tính mạng của Nhân dân.

Trước mắt, huy động các lực lượng tổ chức kiểm tra các khu dân cư, trường học, cơ sở y tế, khu vui chơi giải trí ven sông, suối để kịp thời phát hiện khu vực nguy hiểm, khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở, lũ quét khi mưa lớn. Tổ chức di dời ngay đối với những khu vực có nguy cơ rất cao.

Đối với những nơi chưa có điều kiện để di dời ngay, phải có phương án chủ động sơ tán khi có tình huống thiên tai để bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân, hạn chế thiệt hại về tài sản. Chú ý các khu vực đồi núi, khu vực có nguy cơ sạt lở thuộc địa bàn các huyện, thị A Lưới, Nam Đông, Phong Điền, Phú Lộc, Hương Trà.

Khảo sát, đánh giá nhanh nguy cơ sạt trượt đất tại các khu vực lòng hồ, khu vực đập và ngập lụt vùng hạ du nhằm bổ sung phương án ứng phó thiên tai và phương án ứng phó tình huống khẩn cấp, đảm bảo an toàn công trình và khu vực hạ du các hồ chứa trên địa bàn tỉnh.

Tổ chức các đoàn kiểm tra đi đến cấp xã để kiểm tra công tác chuẩn bị, triển khai phương án ứng phó trước mùa mưa bão năm 2024 theo phương châm “4 tại chỗ”, báo cáo kết quả kiểm tra về Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh trước ngày 15/9/2024. Tự tổ chức diễn tập phương án ứng phó thiên tai đã phê duyệt theo phương châm “4 tại chỗ”, báo cáo kết quả về Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh trước ngày 20/9/2024.

UBND tỉnh yêu cầu các địa phương khẩn trương chỉ đạo triển khai cắt tỉa cành cây, kiểm tra và có phương án gia cố các cây xanh có nguy cơ gãy đổ trên địa bàn, yêu cầu hoàn thành trước ngày 20/9/2024. Chỉ đạo huy động tối đa công suất của các loại máy gặt, đồng thời có phương án sắp xếp, bố trí máy gặt để thu hoạch nhanh, gọn diện tích lúa vụ hè thu trong tháng 8/2024, hoàn thành chậm nhất trước ngày 30/8/2024.
Bài, ảnh: HÀ NGUYÊN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trang bị kỹ năng phòng, chống thiên tai cho học sinh

Xây dựng trường học an toàn, cộng đồng an toàn, các trường học, nhiều tổ chức và hội chữ thập đỏ các cấp đã tổ chức các lớp tập huấn giúp học sinh trang bị kỹ năng cần thiết mùa mưa bão.

Trang bị kỹ năng phòng, chống thiên tai cho học sinh
Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm

Tính đến ngày 11/11, ngoài núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở miền Đông đang phun trào mạnh gây thiệt hại cho khu vực này, có 5 ngọn núi lửa khác ở Indonesia đang ở trạng thái cần theo dõi chặt chẽ vì có nguy cơ cao hoạt động trở lại. Quân đội Indonesia đã chuẩn bị lực lượng ứng phó nhanh với thảm họa để sẵn sàng kịp thời ứng phó.

Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm
Rà soát phương án, sẵn sàng ứng phó bão Yinxing

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) đã ban hành Công điện số 8356/CĐ-BNN-ĐĐ về việc ứng phó với bão Yinxing gần Biển Đông. Công điện nêu rõ: Theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, cơn bão Yinxing đang hoạt động trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Lu Dông (Philippines).

Rà soát phương án, sẵn sàng ứng phó bão Yinxing
Chủ động hơn trong việc ứng phó với thiên tai

Thừa Thiên Huế là địa phương thường xuyên phải hứng chịu các trận bão lụt lớn, nên người dân ngày càng chủ động hơn trong ứng phó với thiên tai, giảm thiểu đến mức thấp nhất các thiệt hại.

Chủ động hơn trong việc ứng phó với thiên tai

TIN MỚI

Return to top