ClockThứ Tư, 07/08/2024 17:31

Chủ động ứng phó thiên tai từ sớm

TTH.VN - Ngày 7/8, UBND tỉnh có văn bản gửi các địa phương, sở ngành, chủ hồ đập về việc theo dõi sát tình hình, chủ động chỉ đạo, tổ chức triển khai công tác phòng, chống thiên tai (PCTT) từ sớm, từ xa và chủ động khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới.

Khắc phục hậu quả giông, lốc làm gần 1.300 ha lúa ngã, đổ Huy động lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả sau cơn lốc

 Sạt lở đất ven sông Hương qua TP. Huế vào đợt mưa lũ cuối năm 2023

Theo cảnh báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện tượng La Nina sẽ tác động đến nước ta từ tháng 8/2024, tương tự như đã diễn ra năm 2020, nguy cơ xảy ra bão mạnh, mưa lớn, lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất, mất an toàn hồ đập là rất cao.

Thiên tai đe dọa nghiêm trọng đến sản xuất, sinh hoạt, tính mạng và tài sản của người dân. Trong đó Thừa Thiên Huế là một trong những địa bàn trọng điểm thiên tai.

Để chủ động phòng ngừa và hạn chế tối đa những thiệt hại do thiên tai từ nay đến cuối năm 2024, UBND tỉnh yêu cầu các địa phương chủ động hơn nữa để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai công tác PCTT và khắc phục hậu quả theo phương châm “bốn tại chỗ" để bảo đảm an toàn tính mạng, giảm thiểu thiệt hại về tài sản của Nhân dân và Nhà nước.

Chú ý các khu vực đồi núi, khu vực có nguy cơ sạt lở thuộc địa bàn các huyện, thị A Lưới, Nam Đông, Phong Điền, Phú Lộc, Hương Trà. Các hộ dân ven sông Hương, sông Bồ, nhất là các hộ ở khu vực thấp trũng dễ bị ngập lụt sau các hồ thủy điện, thủy lợi. Đồng thời có phương án hỗ trợ tái định cư, ổn định đời sống.

Khẩn trương chỉ đạo triển khai cắt tỉa cành cây, kiểm tra và có phương án gia cố các cây xanh có nguy cơ gãy đổ trên địa bàn, yêu cầu hoàn thành trước ngày 20/9/2024.

Chỉ đạo huy động tối đa công suất của các loại máy gặt, có phương án sắp xếp, bố trí máy gặt để thu hoạch nhanh, gọn diện tích lúa vụ hè thu trong tháng 8/2024, hoàn thành chậm nhất trước ngày 30/8/2024.

Đồng thời, yêu cầu các cơ quan, đơn vị, sở ngành theo chức năng, nhiệm vụ, chủ động quán triệt, triển khai phòng ngừa, ứng phó thiên tai, phòng, chống sạt lở, bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản cho người dân và công trình cơ sở hạ tầng, nhất là trong mùa mưa bão năm 2024 sắp đến.  

Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh và pháp luật nếu để xảy ra lơ là, chủ quan trong lãnh đạo, chỉ đạo dẫn tới thiệt hại về tính mạng của Nhân dân.

Tin, ảnh: HÀ NGUYÊN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sóng biển đánh sạt bờ kè khu vực Hải Bình

Chiều 5/11, ông Dương Quang Hùng, Chủ tịch UBND xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc cho biết sóng lớn đã đánh sạt bờ kè khu vực Hải Bình, xã Lộc Bình (cửa biển Tư Hiền) chiều dài khoảng 100m, trong đó có đoạn khoảng 50m chiều dài lấn sâu vào đường dân sinh.

Sóng biển đánh sạt bờ kè khu vực Hải Bình
Khẩn trương sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy cơ sạt lở

Trước tình hình mưa lớn, nguy cơ sạt lở và ngập lụt sâu, trong sáng 5/11, các địa phương của huyện Phú Lộc đã triển khai sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy cơ cao về sạt lở, rào chắn cảnh báo các vị trí ngập lụt sâu.

Khẩn trương sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy cơ sạt lở
Chủ động hơn trong việc ứng phó với thiên tai

Thừa Thiên Huế là địa phương thường xuyên phải hứng chịu các trận bão lụt lớn, nên người dân ngày càng chủ động hơn trong ứng phó với thiên tai, giảm thiểu đến mức thấp nhất các thiệt hại.

Chủ động hơn trong việc ứng phó với thiên tai

TIN MỚI

Return to top