ClockThứ Sáu, 01/09/2023 07:39

Hào khí mùa Thu tháng Tám

TTH - Họ là những bậc cao niên, những cán bộ tiền khởi nghĩa mà chúng tôi may mắn được gặp và được nghe kể về hào khí của những ngày sục sôi giành chính quyền về tay Nhân dân - Cách mạng tháng 8/1945.

Chiếu phim kỷ niệm 78 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Ông Nguyễn Duy Khương 

Chúng tôi đến gặp ông Nguyễn Duy Khương, trú tại 5/31 đường Ngô Thế Lân (TP. Huế) vào những ngày thu tháng 8.

Tuy tuổi cao, sức yếu, nhưng khi nhắc lại những ngày mùa thu năm 1945, câu chuyện của ông với chúng tôi càng sôi nổi hơn. “16, 17 tuổi, chúng tôi đã tham gia giành chính quyền với một ý chí quyết tâm cao. Dù ở đâu, không khí sục sôi của những ngày hào khí đó cũng đã có sức lan tỏa mạnh mẽ đến các địa phương khác. Để rồi, sau bao năm dưới ách đô hộ của thực dân phong kiến, chính quyền cũng phải thuộc về Nhân dân”, ông Khương trò chuyện.

Ông Nguyễn Văn Tụy 

Trong căn nhà đơn sơ nép mình bên dòng sông Hương, ông Nguyễn Văn Tụy, trú tại 325 Lê Duẩn (TP. Huế) kể nhiều về cuộc đời, sự nghiệp của mình. Với ông, suốt đời chỉ theo Cách mạng, theo Bác Hồ.

Ông Tụy tâm sự: “Cách mạng tháng 8/1945 nổ ra khi chúng tôi là những đứa trẻ còn ngây thơ, khờ dại, nhưng trong suy nghĩ thì lớn lao vô cùng. Thấy cảnh người dân bị áp bức, bóc lột bởi thực dân phong kiến, trong lòng ai cũng muốn đấu tranh để giành lại chính quyền”.   

17 tuổi, ông Nguyễn Tửu, trú tại TP. Huế đã hăng hái đi theo cách mạng. Cách mạng tháng 8/1945 bùng nổ, cả làng cả nước gọi nhau cùng đi giành chính quyền. Lúc đó, một khí thế ồ ạt chưa từng có. Vũ khí trong tay chỉ là cái đao, cái cuốc, cái liềm, cái đòn gánh… gắn liền với người nông dân chân lấm, tay bùn nhưng đã làm cho bọn cường hào, ác bá phong kiến phải khiếp sợ.

Ngược dòng lịch sử, vào thời khắc đó, khi có Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của Trung ương Đảng vào tháng 3/1945, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã quyết định chớp thời cơ, phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn tỉnh. Từ ngày 18 đến 22/8/1945, Ủy ban Khởi nghĩa các huyện trong tỉnh Thừa Thiên  Huế đồng loạt nổi dậy giành chính quyền.

Tối 22/8, Ủy ban Khởi nghĩa của tỉnh đã gửi tối hậu thư cho vua Bảo Đại phải thoái vị. Chiều 23/8, hàng vạn người dân trong tỉnh và các Đội Cứu quốc quân tiến về sân vận động Huế dưới rừng cờ đỏ sao vàng, hô vang khẩu hiệu: “Việt Nam độc lập muôn năm”, “Nước Việt Nam của người Việt Nam”.

Ông Nguyễn Trung Chính 

Ông Nguyễn Trung Chính, nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy giai đoạn 1989-1991, trú tại TP. Huế nhớ lại, sức mạnh khi đó thuộc về Việt Minh, nên một số thành phần phản động của Quốc dân Đảng, bọn tay sai thân Nhật hầu như bị cô lập, làm cho quá trình giành chính quyền của ta không bị cản trở nhiều.

Ngay tại huyện Quảng Điền, trước khi tiến hành khởi nghĩa, lực lượng cách mạng đã kiểm soát được chính quyền ở các làng, các tổng trong huyện mặc dù chưa công bố công khai. Do vậy, khi Nhân dân đứng lên khởi nghĩa đã nhanh chóng giành thắng lợi tốt đẹp. Yếu tố chính nghĩa, khơi dậy lòng yêu nước trong Nhân dân đã tạo nên sức mạnh toàn diện để Cách mạng tháng 8/1945 thành công.

Do thời gian, tuổi già, sức yếu, hiện nhiều cán bộ tiền khởi nghĩa đã không còn. Nhưng, Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân trong tỉnh luôn ghi nhớ, khắc ghi những đóng góp của họ. Những người còn sống, họ vẫn luôn xứng đáng là “chỗ dựa” vững chắc cho cấp ủy, chính quyền địa phương, cán bộ, đảng viên và con cháu trong lối sống mẫu mực, gương mẫu, đi đầu. Họ hiến kế, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng trong xây dựng Đảng, chính quyền ngày càng phát triển.

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương khẳng định, thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong tỉnh luôn ghi nhớ công ơn các anh hùng liệt sĩ, thương binh, người có công với cách mạng.

Phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa”, công tác chăm sóc và thực hiện chính sách đối với người có công được thực hiện đầy đủ, kịp thời từ tỉnh đến cơ sở. Đó là cách thể hiện sự tri ân đối với các thế hệ ông, cha đi trước để quê hương Thừa Thiên Huế có được cơ đồ như ngày hôm nay.

Hiện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ còn 18 người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 8/1945, đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng. Tất cả họ đều đã lớn tuổi, già yếu và được quan tâm, chăm sóc chu đáo.

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hẹn gặp lại, mùa thu

Đôi khi chỉ là khoảnh khắc “nghe” được mùi hương thân quen bay lướt thướt trong ngọn gió chiều quanh quất, tôi đa đoan bỗng thấy lòng chùng xuống một nỗi nhớ thương, diệu vợi. Gió của trời phiêu diêu vô định mà cất giữ bao chuyện nhân sinh, mang chở ngàn vạn điều bí mật. Thu sắp tàn và ngày đông đã thập thò gõ cửa. Nhưng biết bao ngày thu rực rỡ đã qua, đất trời như ướp thơm cho gió bằng sắc hương lộng lẫy của mùa. Và lúc này đây, làn gió vô tình lại ướp thơm tôi trong chuỗi xúc cảm bồi hồi, nhung nhớ.

Hẹn gặp lại, mùa thu
Hào khí Cách mạng tháng Tám ở Huế trong thơ Tố Hữu

Ngay từ đầu năm 1945, khi cách mạng Việt Nam đứng trước thời cơ thuận lợi, chiến tranh Thế giới thứ hai đi vào giai đoạn kết thúc, nhà thơ đã tiên đoán vận hội mới cho dân tộc Việt Nam sẽ được mở ra qua bài thơ Xuân đến...

Hào khí Cách mạng tháng Tám ở Huế trong thơ Tố Hữu
Xôn xao quả rụng

Những ngày chớm thu mưa giông sùi sụt, cây sấu cho quả đã lâu còn sót lại ít quả ra sau, ngày nào cũng rủ nhau rụng xuống. Sấu chín màu vàng rám nắng, cùi dai và có vị ngọt. Ngày nào mẹ cũng nhặt nhạnh, rửa sạch đất cát để ráo ở rổ đặt trên bàn ăn. Vui miệng, người ra, người vô tiện tay lại nhón một trái nhấm nháp. Tiếc của rơi rụng, mẹ siêng luộc rau hơn, lấy cớ để dầm mấy quả sấu. Rồi mẹ cẩn trọng khía trái sấu thành khoanh, đem ngâm mắm ớt. Mỗi bữa ăn, chén sấu ngâm mắm luôn được đặt giữa mâm, mọi người cứ đưa đũa gắp dằn lên chén cơm như một việc đã được lập trình thành nếp. Dẫu sấu xanh tươi ngon trữ đầy trong ngăn đá tủ lạnh dư sức ăn cả năm, nhưng nhà tôi vẫn luôn “ăn vớt” sấu chín cuối mùa như thói quen mặc định, như sự bảo chứng cho tình người, tình cây gắn bó.

Xôn xao quả rụng
Dòng hồi ức sau Cách mạng tháng Tám

Trong hồi ký của mình, bà Trần Thị Như Mân, phu nhân học giả Đào Duy Anh viết: “Cách mạng tháng Tám thành công. Sau cuộc biểu tình lớn ở Sân vận động thành phố ngày 23 tháng 8, chính quyền do Nhật dựng lên ở Huế bị sụp đổ. Gia đình chúng tôi phấn khởi đón chào thắng lợi của cách mạng. Ngoài cô Đính là người đã tham gia cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế, khi đó tôi mới biết có một số anh là học sinh trường Thuận Hóa ở trong nhà tôi cũng đã tham gia Việt Minh từ trước”. Những dòng này cho thấy sự chuẩn bị chu đáo của lực lượng cách mạng, xây dựng thế trận, chuẩn bị, bố trí lực lượng ứng phó trước những diễn biễn cấp thiết, cấp tốc mà nhiệm vụ của cuộc cách mạng đặt ra.

Dòng hồi ức sau Cách mạng tháng Tám
Return to top