ClockThứ Năm, 14/03/2019 20:12

Hãy cùng nhau đi trên con đường “Xanh - sạch – sáng”

TTH - Sáng 14/3, UBND tỉnh tổ chức buổi đối thoại trực tuyến với chủ đề “Ngày Chủ nhật xanh - Hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm xanh - sạch - sáng”.

Hành động thường xuyên, liên tục để có môi trường xanh - sạch - sáng

Tham gia buổi đối thoại gồm: Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ; Phó Chủ tịch UBND TP. Huế Trần Song; Bí thư Tỉnh đoàn Trần Gia Công; Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hồ Đắc Trường.

Đoàn viên thanh niên tham gia làm sạch rác dọc bờ sông Hương

Lan tỏa nhiều mô hình hay

Đánh giá về kết quả đạt được sau gần 2 tháng phát động “Ngày Chủ nhật xanh”, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ khẳng định, đây là phong trào lớn của tỉnh, được các cấp, các ngành và toàn xã hội quan tâm, triển khai thực hiện, tạo sức lan tỏa đến các tầng lớp Nhân dân, cộng đồng dân cư. Hàng tuần đã duy trì việc ra quân thực hiện với nhiều công trình, phần việc thiết thực, hiệu quả như: làm vệ sinh môi trường, làm sạch biển, vớt bèo khơi thông dòng chảy, diệt cây mai dương, trồng cây xanh, trồng hoa, xây dựng tuyến điện chiếu sáng, duy trì việc đảm nhận mô hình “Dòng Hương trong xanh”…

Phong trào cũng đã xuất hiện những cách làm mới, mô hình sáng tạo: “Tuyến đường hoa thanh niên” của huyện Phú Vang, “Tuyến đường kiểu mẫu” tại huyện A Lưới, “Trồng hoa trên lốp xe cũ” của phường Hương Sơ, chèo thuyền thể thao vớt rác trên dòng sông Hương của Team SUP... “Tuy đã có những hiệu ứng tích cực ban đầu, nhưng đây vẫn chỉ là những bước đầu, bước khởi động của đề án và đích đến còn rất dài và rất xa”- Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá.

Chủ tịch UBND tỉnh thừa nhận, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục, như việc người dân tiếp cận với phong trào vẫn còn muộn; sự vào cuộc của một số sở, ban, ngành, đoàn thể, chính quyền cơ sở chưa thực sự quyết liệt; việc tuyên truyền thực hiện đề án Ngày Chủ nhật xanh trên địa bàn dân cư còn mờ nhạt, chưa rõ nét; việc triển khai thực hiện chương trình sáng chủ nhật “60 phút sạch nhà, đẹp ngõ” vẫn còn chậm… Đó là những tồn tại cần nhanh chóng khắc phục.

Đoàn viên thanh niên tham gia làm sạch rác dọc bờ sông Hương

“Huế thành phố 4 mùa hoa”

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ, việc đưa ra đề án “Huế thành phố 4 mùa hoa” để nhấn mạnh ý tưởng “Huế thành phố 4 mùa hoa để có hoa 4 mùa” trên quan điểm phải hiểu nghĩa rộng là thành phố sắc màu và xanh, đẹp cả 4 mùa với từng mùa có loài hoa, cây xanh đặc thù với các điểm nhấn. Ngoài ra, có thể làm đẹp không gian đô thị, các con đường, ngõ xóm bằng cách khuyến khích người dân trồng hoa để tạo ra không gian xanh; cũng có thể làm đẹp thành phố bằng bích họa, hoặc sơn trang trí cho các phương tiện công cộng như xích lô, xe điện, xe quét rác... như vậy cũng có thể tạo ra những bông hoa di động đẹp mang đặc trưng của Huế.

Để đề án xây dựng mô hình “Huế thành phố 4 mùa hoa” được sớm thành hiện thực, trước mắt tỉnh ưu tiên xây dựng vườn hoa/ công viên hoa hai bên bờ sông Hương (từ cầu Trường Tiền đến Văn Thánh); trồng các loại cây và hoa trên tuyến đường nối từ cửa ngõ phía Nam (phường Phú Bài) và phía Bắc (phường Tứ Hạ) vào trung tâm TP. Huế; xây dựng các khu vực trồng hoa đặc trưng, như: rừng hoa mai vàng, trồng hoa sen ở cánh đồng Thanh Lam, phát triển làng hoa Phú Mậu, vùng hoa dọc bờ sông từ Kim Long đến Thiên Mụ...

Thay đổi nhận thức của người dân

Một bạn đọc băn khoăn về chủ trương nói không với túi ni lông sử dụng một lần, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hồ Đắc Trường thông tin, tỉnh đã có kế hoạch tuyên truyền cho các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư nhận thức rõ về tác hại của túi ni lông đối với môi trường, sức khỏe con người. Từ đó, nâng cao ý thức của người dân trong việc tạo thói quen hạn chế sử dụng túi ni lông, xem túi ni lông là một sản phẩm huỷ hoại môi trường, ảnh hưởng sức khỏe con người nghiêm trọng, cần quản lý nghiêm ngặt hướng đến không sử dụng túi ni lông trong cuộc sống hàng ngày bằng việc thay thế sử dụng các túi đựng hàng thân thiện với môi trường. Trong đó, chú trọng đến mô hình 3R (tiết giảm, tái sử dụng, tái chế).

Trước câu hỏi của một độc giả về sự thờ ơ của một bộ phận người dân đối với chủ trương của tỉnh về Ngày Chủ nhật xanh, anh Trần Gia Công, Bí thư Tỉnh đoàn cho biết, đây không phải là trách nhiệm riêng của các cơ quan nhà nước mà cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để người dân thay đổi nhận thức, có cách nhìn tích cực hơn trong các phong trào do tỉnh phát động và cùng vào cuộc. Khi triển khai, cần tập trung nghiên cứu các mô hình mang lại hiệu quả thiết thực, đáp ứng được nhu cầu nguyện vọng, phù hợp với khả năng của từng bộ phận, khơi dậy tính tự giác của người dân khi tham gia. Đồng thời, tăng cường việc nêu gương của các tổ chức, cá nhân để người dân noi theo; động viên, khen thưởng, biểu dương kịp thời các điển hình để nhân rộng.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ, đề án Ngày Chủ nhật xanh “Hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm xanh - sạch - sáng” là đề án lớn của tỉnh, vì vậy rất cần sự tham gia, cộng đồng trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn thể người dân. Do đó, đây không phải là công việc một sớm một chiều, mà cần phải làm thường xuyên, liên tục, thay đổi từ tư duy đến hành động của người dân trong việc thu gom, xử lý rác thải, bảo vệ môi trường. “Vấn đề cốt lõi là thông qua đề án, không chỉ phát huy những giá trị văn hóa truyền thống mà còn nâng tầm về xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh của người dân Cố đô. Do đó, đòi hỏi tất cả chúng ta phải cùng nhau đi trên một con đường, con đường được mang tên “xanh - sạch - sáng”. Mỗi người phải có một tình yêu dành cho Huế, một ý thức làm cho Huế đẹp hơn thì khi đó mọi hành động về bảo vệ môi trường sẽ trở thành một thói quen hàng ngày, một bản năng sinh hoạt trong cuộc sống.”- Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.

Sau 2 giờ đối thoại tích cực và sôi nổi, có rất nhiều câu hỏi, góp ý, hiến kế và đề xuất cụ thể, tâm huyết trong công tác quản lý và xử lý các vấn đề liên quan đến môi trường được gửi đến chương trình. Điều này nói lên sự quan tâm và mong muốn đóng góp xây dựng quê hương của người dân. Lãnh đạo tỉnh sẽ tiếp thu và chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả hơn trong thời gian tới; kiên quyết xử lý những cá nhân, tập thể có những hành vi gây ô nhiễm môi trường.

Bài, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngày 19/11, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ trên khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khu vực các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định trong 6 giờ qua (từ 23 giờ ngày 18/11 đến 5 giờ ngày 19/11) đã có mưa vừa, mưa to như: Bạch Mã 131,4mm, A Lưới 116,8mm (Thừa Thiên Huế); Trà Leng 110,2mm, Trà Dơn 76mm (Quảng Nam); Trà Thanh 66,4mm (Quảng Ngãi); Bồng Sơn 53,1mm (Bình Định)...

Ngày 19 11, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ trên khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định
COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
Thừa Thiên Huế có 5 “Nhà giáo tiêu biểu của năm”

Ngày 17/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 16 và tuyên dương nhà giáo, cán bộ quản lý tiêu biểu năm 2024.

Thừa Thiên Huế có 5 “Nhà giáo tiêu biểu của năm”
Return to top