ClockThứ Tư, 17/06/2020 09:20

Hôm nay 17/6, Quốc hội biểu quyết 4 Luật và cho ý kiến 2 dự thảo Luật

Tiếp tục chương trình làm việc, sáng 17/6, Quốc hội biểu quyết Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều.

Đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trong tình hình mớiLuật Biên phòng Việt Nam khẳng định vị thế của Bộ đội biên phòng trên hai tuyến biên giớiNgày 16/6, Quốc hội biểu quyết Luật Thanh niên (sửa đổi) và Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa ánPhát triển nhanh, bền vững trên nền tảng tri thức và văn hóaHôm nay 15/6, Quốc hội tiếp tục thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước11 quốc gia thành viên CPTPP cân nhắc tổ chức hội nghị trực tuyếnTuần làm việc từ ngày 15-19/6: Quốc hội quyết định nhiều vấn đề quan trọng

Sau đó, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Thỏa thuận quốc tế.

Quang cảnh phiên họp chiều 16/6/2020. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Việc xây dựng dự thảo Luật Thỏa thuận quốc tế nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý và nâng cao hiệu lực pháp lý các quy định điều chỉnh việc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế, góp phần thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng về hội nhập quốc tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả; đồng thời khắc phục các quy định bất cập, hạn chế của Pháp lệnh về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế năm 2007.

Thảo luận tại tổ trước đó, các đại biểu cơ bản nhất trí với Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội về sự cần thiết ban hành Luật nhằm thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng về hội nhập quốc tế, thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Nhiều ý kiến đã góp ý về: đối tượng áp dụng; chủ thể ký kết thỏa thuận quốc tế; nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế; chấm dứt hiệu lực và tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế...

Trong phiên họp chiều, Quốc hội biểu quyết Luật Đầu tư (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng.

Sau nội dung này, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi).

Trước đó trong buổi thảo luận tại tổ, các đại biểu cơ bản nhất trí với Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội về sự cần thiết sửa đổi Luật nhằm tạo môi trường minh bạch, đồng bộ đối với hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; đồng thời, bảo đảm sự tương thích với pháp luật các nước và các công ước quốc tế về lao động di cư. Các đại biểu đã cho ý kiến về: phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Luật; chính sách của Nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; chế độ bảo hiểm, chính sách đối với người lao động khi về nước; về quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước; về  cấp giấy phép và thời hạn giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; chuẩn bị nguồn lao động của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động...

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV:
Quốc hội nghe báo cáo về phòng chống tham nhũng năm 2024

Ngày 26/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Thanh tra Chính phủ, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024. Chiều cùng ngày, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).

Quốc hội nghe báo cáo về phòng chống tham nhũng năm 2024

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top