ClockThứ Sáu, 14/04/2023 05:48

Hướng đến tăng trưởng xanh

Nam Đông niềm cảm hứng kinh tế xanh“Xanh hóa” hoạt động đầu tưTăng trưởng xanh

Trong báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố ngày 11/4, lần đầu tiên chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) được giới thiệu và công bố. Đây như một hợp phần về môi trường được tích hợp trong điều tra PCI năm 2022, nhằm thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thân thiện môi trường, đảm bảo phát triển bền vững tại Việt Nam. Qua đó, khuyến khích các địa phương quan tâm hơn đến yếu tố bảo vệ môi trường gắn với tăng trưởng kinh tế.

Theo VCCI, PGI là bộ chỉ số đánh giá và xếp hạng địa phương thân thiện với môi trường dưới góc nhìn từ thực tiễn kinh doanh, như mức độ ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường của các doanh nghiệp tại địa phương, trình độ quản trị và ứng xử với môi trường của doanh nghiệp, mức độ quan tâm, sẵn sàng đầu tư về vấn đề môi trường của chính quyền địa phương và nhiều vấn đề môi trường quan trọng khác. Theo đó, PGI đo lường các tiêu chí nêu trên thông qua 4 chỉ số thành phần, được tạo thành từ 44 chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường và hiệu quả quản trị môi trường của các tỉnh, thành phố.

Tăng trưởng xanh là vấn đề được đặt ra trên phạm vi toàn cầu, nhất là với Việt Nam khi đang phải đối mặt với nhiều hệ lụy và nguy cơ ngày càng gia tăng về khí hậu và môi trường. Vì vậy, việc xây dựng một lộ trình phát triển bền vững với mục tiêu kép vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế, vừa bảo vệ môi trường là rất quan trọng. Nhận thức rõ vấn đề đó, từ năm 2012 Việt Nam đã công bố Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh và mới đây là Quyết định số 1658/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030.

Riêng với Thừa Thiên, từ năm 2015 tỉnh đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh (Kế hoạch 91/KH-UBND). Mục tiêu chung, xuyên suốt của kế hoạch là xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành đô thị “di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan và thân thiện môi trường”, có các ngành kinh tế phát triển theo hướng xanh hóa; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng và tài nguyên thiên nhiên, chất lượng cuộc sống của Nhân dân được cải thiện, có lối sống thân thiện môi trường. Quan điểm này cũng được nhấn mạnh tại Nghị quyết 54/NQ-TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đó là “Xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh…”.

Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành, từng địa phương đã có nhiều nỗ lực trong việc hoàn thiện khung pháp lý, xây dựng chính sách, kế hoạch và quan tâm dành nguồn lực cho mục tiêu tăng trưởng xanh… Tuy nhiên, tại Việt Nam nói chung, Thừa Thiên Huế nói riêng, tăng trưởng xanh đến nay mới ở giai đoạn ban đầu, vẫn còn nhiều thách thức và nhiều công việc cần phải làm.

Qua phân tích 4 chỉ số thành phần được tạo thành từ 44 chỉ tiêu đánh giá trong PGI năm 2022, nhóm 10 tỉnh xếp hàng đầu đều có số điểm không cao. Riêng với Thừa Thiên Huế, tuy không nằm trong top 10, nhưng thuộc nhóm những tỉnh trên mức trung vị. Trong đó, chỉ số giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu xếp thứ 18; đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường tối thiểu xếp thứ 19; thúc đẩy thực hành xanh xếp thứ 25; chính sách và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường xếp thứ 30.

Để nâng cao chỉ số PGI, cùng với việc hoàn thiện khung pháp lý, cần kịp thời nghiên cứu, ban hành các chính sách nhằm thu hút đầu tư, khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, chuyển đổi mô hình sản xuất theo hướng xanh, bền vững. Đồng thời, cần dành nhiều nguồn lực hơn cho đầu tư hạ tầng, nhất là hạ tầng các khu công nghiệp để tạo môi trường sản xuất xanh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đây vừa là tiền đề, vừa là động lực để nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững, đạt mục tiêu kép vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế, vừa bảo vệ môi trường.

HOÀNG MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhận diện bạo lực giới và hướng đến sự bình đẳng

Nhiều người, nhất là các chị em phụ nữ có khi vẫn chưa nhận ra được mình đang hoặc đã từng bị bạo lực giới, dù ở mức độ ít hay nhiều, nặng hay nhẹ. Một khi nhận diện được vấn đề này, phụ nữ hay trẻ em gái mới có thể phát huy và thúc đẩy bình đẳng trong cuộc sống.

Nhận diện bạo lực giới và hướng đến sự bình đẳng
Xây dựng chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số

Theo UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, tỉnh tiếp tục xác định cải cách hành chính (CCHC) gắn với phát triển chính quyền số, dịch vụ đô thị thông minh và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 là chương trình trọng điểm để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.

Xây dựng chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số
Hướng đến sản xuất xanh

Tăng trưởng xanh - sản xuất xanh là mục tiêu mà nhiều doanh nghiệp (DN) đang hướng đến, nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và phù hợp với xu hướng chung của thị trường trong và ngoài nước.

Hướng đến sản xuất xanh
Hướng đến doanh nghiệp không khói thuốc

Không chỉ là một khẩu hiệu, phong trào "Doanh nghiệp nói không với thuốc lá" đang trở thành cam kết của nhiều doanh nghiệp (DN), góp phần cùng cộng đồng bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng sống.

Hướng đến doanh nghiệp không khói thuốc
Return to top