ClockThứ Ba, 21/11/2023 14:10

Khai mạc “Ngày văn hóa và giáo dục Kyoto tại Huế”

TTH.VN - Ngày 21/11, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh đã diễn ra lễ khai mạc “Ngày văn hóa và giáo dục Kyoto tại Huế”. Tham dự có ông Takatoshi Nishiwaki, Thống đốc Phủ Kyoto (Nhật Bản); Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Thừa Thiên Huế và Kyoto (Nhật Bản)Phong tặng chức danh Giáo sư danh dự cho GS.Tsutsui Kazunobu và GS. Kobayashi HirohideHướng đến tính bền vững của nhà cộng đồng truyền thốngBa thành phố của Nhật Bản lọt top 10 thành phố lớn tuyệt vời nhất thế giớiChia sẻ kinh nghiệm phát triển du lịch thông qua hợp tác công - tư

 Cắt băng khánh thành các gian hàng trưng bày của Thừa Thiên Huế và Kyoto 

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Takatoshi Nishiwaki, Thống đốc Phủ Kyoto cảm ơn sự quan tâm tạo điều kiện của chính quyền Thừa Thiên Huế đã tổ chức “Ngày văn hóa và giáo dục Kyoto tại Huế”. Qua đó, giới thiệu về thành phố Kyoto với lịch sử tồn tại hơn một nghìn năm, nơi có 17 Di sản Thế giới được UNESCO công nhận. Kyoto là địa danh du lịch nổi tiếng thế giới với nhiều nét văn hóa đặc sắc, được mệnh danh là "đất học" của xứ sở hoa anh đào. Kyoto là nơi tập trung  nhiều doanh nghiệp công nghệ lớn của Việt Nam và Nhật Bản.   

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chia sẻ, năm nay là một năm rất đặc biệt khi hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (1973-2023). 50 năm qua, Việt Nam và Nhật Bản đã đi một chặng đường dài, cùng nhau xây đắp mối quan hệ hợp tác hữu nghị. Quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản không đơn thuần chỉ là hợp tác kinh tế, thương mại mà còn được xây dựng dựa trên lòng tin, hiểu biết, sự tin cậy và tôn trọng lẫn nhau.

Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế, Nhật Bản luôn là đối tác quan trọng, thân thiết và đã để lại nhiều dấu ấn lớn về quan hệ giao lưu hợp tác trong nhiều năm qua. Nhìn lại chặng đường trong mối quan hệ giữa địa phương với Nhật Bản, đây không chỉ là niềm vinh hạnh của tỉnh nhà mà còn là dấu ấn đặc biệt, tiền đề để tỉnh có cơ hội phát triển mối quan hệ sâu sắc hơn với Nhật Bản trên nhiều phương diện.

Nhật Bản cũng là một trong những đối tác có nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất cho tỉnh Thừa Thiên Huế; nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư từ Nhật Bản ngày càng quan tâm, tham gia đầu tư, triển khai nhiều dự án và hoạt động kinh doanh tại tỉnh nhà. Bên cạnh đó, tỉnh Thừa Thiên Huế đã thiết lập được nhiều mối quan hệ hợp tác có hiệu quả với nhiều địa phương của Nhật Bản, trong đó có Phủ Kyoto.

Các đại biểu tìm hiểu sự tương đồng của sản phẩm thủ công truyền thống giữa 2 địa phương  

Sự kiện “Ngày văn hóa và giáo dục Kyoto tại Huế” được tổ chức tại Huế nhằm góp phần củng cố và thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa tỉnh Thừa Thiên Huế với phủ Kyoto, tăng cường hiểu biết và làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa hai địa phương thông qua hoạt động quảng bá văn hóa, giáo dục, giao lưu giữa thế hệ trẻ của phủ Kyoto và tỉnh Thừa Thiên Huế, đồng thời tạo điều kiện để người dân Huế, Việt Nam hiểu biết thêm về nền văn hóa và giáo dục của Kyoto nói riêng và Nhật Bản nói chung. Hy vọng rằng, sẽ ngày càng có nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, giáo dục, giao lưu nhân dân giữa Phủ Kyoto cũng như các địa phương của Nhật Bản với tỉnh Thừa Thiên Huế được tổ chức trên địa bàn tỉnh”- Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh.

 Tiết mục văn nghệ tại chương trình giao lưu âm nhạc thanh thiếu niên Huế và Kyoto

Trong các hoạt động của “Ngày văn hóa và giáo dục Kyoto tại Huế” diễn ra chương trình giao lưu âm nhạc thanh thiếu niên Huế và Kyoto với sự tham gia của gần 600 học sinh, sinh viên hai nước. Khai mạc 14 gian hàng trưng bày, quảng bá sản phẩm của 2 địa phương… Qua đó, quảng bá hiệu quả hình ảnh du lịch, văn hóa, giáo dục của Phủ Kyoto và tỉnh Thừa Thiên Huế, thu hút đông đảo sự quan tâm và tham gia của người dân, học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh; tạo cơ hội giao lưu tích cực giữa thanh thiếu niên hai địa phương.

THÁI BÌNH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

TIN MỚI

Return to top