ClockThứ Sáu, 19/05/2023 11:19

Khai mạc triển lãm “Nhật ký trong tù – Bảo vật Quốc gia”

TTH.VN - Nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023), sáng 19/5, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và TP. Huế long trọng tổ chức lễ dâng hoa lên Người tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Nhà sàn Bác Hồ - Giản dị nhân cách Hồ Chí MinhHai ngôi trường Bác Hồ từng học ở HuếTrưng bày 250 bản sách về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh

leftcenterrightdel
 Lãnh đạo tỉnh và TP. Huế dâng hoa lên anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Dự lễ dâng hoa có UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương; UVTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh Nguyễn Nam Tiến; UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Huế Phan Thiên Định; cùng các UVTV Tỉnh ủy, lãnh đạo TP. Huế và lãnh đạo chủ chốt các sở, ban, ngành của tỉnh…

Trước anh linh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã dâng những đóa hoa sen tươi thắm, dành một phút mặc niệm để nhớ đến công lao của Người.

Sau khi dâng hoa, các đại biểu đã cùng tham dự khai mạc triển lãm “Nhật ký trong tù – Bảo vật Quốc gia” được tổ chức trong không gian Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh.

Triển lãm giới thiệu đến công chúng gần 180 tư liệu, hình ảnh, hiện vật trưng bày với 3 chủ đề: Danh nhân văn hóa Hồ Chí Minh, Nhật ký trong tù - Bảo vật Quốc gia, Nhật ký trong tù - Lan tỏa những giá trị tư tưởng, nhân văn.

Trong đó, tập trung vào chân dung tác giả - Hồ Chí Minh, nguồn gốc ra đời của tác phẩm, bản chụp bút tích 53 trang - 133 bài thơ và các trang ghi chép trong Nhật ký trong tù. Đặc biệt trong 80 năm sau khi ra đời, tác phẩm Nhật ký trong tù luôn là nguồn cảm hứng không chỉ của những nhà nghiên cứu, mà còn của những nghệ sỹ Việt Nam và thế giới, trong đó có nghệ thuật thư pháp.

Ra đời cách đây 80 năm (1943-2023), tác phẩm Nhật ký trong tù ẩn chứa tầm vóc trí tuệ, văn hóa của một con người vĩ đại, với khát vọng cao đẹp “Độc lập cho dân tộc và tự do cho con người”.

Trong quá trình hoạt động cách mạng, Người đã để lại một kho tàng thơ văn vô giá, bao gồm các tác phẩm chính luận, báo chí, văn chương, thi ca... Trong đó có 5 tác phẩm đã được Nhà nước công nhận Bảo vật Quốc gia: Đường Kách mệnh; Nhật ký trong tù; Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến; Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước và Di Chúc của Người.

Nhật ký trong tù là tập thơ chữ Hán của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong những ngày Người bị chính quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt giam trái phép từ tháng 8/1942 đến tháng 9/1943 khi Người đi công tác sang Trung Quốc.

Đây là một văn kiện lịch sử quan trọng đồng thời là một tác phẩm văn học lớn thể hiện tư tưởng, tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói: “Tập thơ Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một kho tàng về biết bao khía cạnh của cuộc đời, con người và nghệ thuật mà sự phong phú còn cần được tiếp tục nghiên cứu”.

Tác phẩm lần đầu tiên được dịch ra tiếng Việt, phát hành rộng rãi năm 1960, lan tỏa và thấm sâu vào đời sống xã hội Việt Nam. Không chỉ được phổ biến sâu rộng ở trong nước, mà còn được đánh giá cao và được bạn bè quốc tế đón nhận, được dịch ra nhiều thứ tiếng như Anh, Bồ Đào Nha, Đức, Hàn Quốc, Myanmar, Nga, Nhật Bản, Pháp, Romania, Séc, Trung Quốc, Tây Ban Nha….

Một số hình ảnh tại buổi lễ dâng hoa và triển lãm:

leftcenterrightdel
Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu (thứ 2, từ trái) cùng lãnh đạo tỉnh dự lễ dâng hoa 
leftcenterrightdel
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương (thứ 2, từ phải) cùng các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm “Nhật ký trong tù – Bảo vật quốc gia”  
leftcenterrightdel
 Triển lãm giới thiệu đến công chúng gần 180 tư liệu, hình ảnh, hiện vật trưng bày với 3 chủ đề
leftcenterrightdel
 Triển lãm tập trung giới thiệu chân dung tác giả - Hồ Chí Minh, nguồn gốc ra đời của tác phẩm, bản chụp bút tích 53 trang - 133 bài thơ và các trang ghi chép trong Nhật ký trong tù
leftcenterrightdel
 Nhật ký trong tù ẩn chứa tầm vóc trí tuệ, văn hóa của một con người vĩ đại
leftcenterrightdel
Góc giới thiệu chân dung các dịch giả đã chuyển ngữ tác phẩm Nhật ký trong tù 

N. MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chiêm ngưỡng tác phẩm của họa sĩ trẻ Cố đô

Chiều 28/3 tại Trường đại học Nghệ Thuật, Đại học Huế, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Chi hội Mỹ Thuật Việt Nam tại Thừa Thiên Huế, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp Trường Đại học Nghệ thuật tổ chức lễ khai mạc Triển lãm Mỹ thuật trẻ lần thứ VII - Huế 2024.

Chiêm ngưỡng tác phẩm của họa sĩ trẻ Cố đô
“Miền ký ức” – nhật ký bằng tranh

Hơn 130 tác phẩm hội họa – là những sáng tác được chọn lọc trong sự nghiệp sáng tác nghệ thuật của họa sĩ Nguyễn Văn Nguyên vừa được trưng bày, giới thiệu đến công chúng vào chiều 22/3 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (7 Lê Lợi, TP. Huế).

“Miền ký ức” – nhật ký bằng tranh
Giao lưu Văn học Nghệ thuật Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh

Sáng 21/3, tại Nhà khách Quốc hội (Hà Nội) diễn ra hội thảo “Văn học Nghệ thuật (VHNT) Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh sau ngày đất nước thống nhất: Những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển”. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi hoạt động giao lưu văn hoá nghệ thuật do Liên hiệp các Hội VHNT của ba địa phương tổ chức.

Giao lưu Văn học Nghệ thuật Hà Nội - Huế - TP Hồ Chí Minh
Trưng bày tranh khắc gỗ từ hình mẫu trên Cửu Đỉnh triều Nguyễn

Gần 60 tác phẩm tranh khắc gỗ được sáng tác lấy cảm hứng từ hình mẫu trên Cửu Đỉnh triều Nguyễn bên trong Hoàng cung Huế đã được nhóm các họa sĩ trưng bày, giới thiệu đến công chúng vào sáng 19/3 tại Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng (Bảo tàng Mỹ thuật Huế, 15 Lê Lợi, TP. Huế).

Trưng bày tranh khắc gỗ từ hình mẫu trên Cửu Đỉnh triều Nguyễn
Return to top