ClockThứ Năm, 27/06/2024 15:01
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV:

Khẳng định vai trò của lực lượng phòng không nhân dân

TTH.VN - Sáng 27/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng không nhân dân.

Dừng nhận hồ sơ cấp thẻ Căn cước công dân từ ngày 25/6/2024 Cần có những ưu đãi về thuế đối với hoạt động sản xuất thuốcXác định các hình thức sở hữu đối với di sản văn hóaPhân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác cải cách tiền lương

 Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên thảo luận. Ảnh: quochoi.vn

Điều hành phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tập trung thảo luận về các vấn đề như: Hồ sơ dự án Luật đã đảm bảo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật? Phạm vi điều chỉnh của dự án Luật; về nguyên tắc tổ chức hoạt động phòng không nhân dân; chính sách của Nhà nước về phòng không nhân dân; nhiệm vụ phòng không nhân dân... 

Tham gia thảo luận, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế Phạm Như Hiệp khẳng định vai trò của lực lượng phòng không nhân dân. 

Ông Hiệp dẫn chứng từ trận Điện Biện Phủ trên không mà nước ta đã giành được chiến thắng hào hùng; đồng thời khẳng định, từ cuộc tập kích đường không đó, lực lượng phòng không chính quy, lực lượng phòng không quốc gia, đặc biệt là lực lượng phòng không nhân dân đã đóng góp thành tựu vô cùng lớn lao trong việc bảo vệ Tổ quốc và góp phần cho cuộc kháng chiến thành công.  

Trong chiến tranh hiện đại, đại biểu Phạm Như Hiệp cho rằng, lực lượng không quân là lực lượng chế áp tại chiến trường. 

Đại biểu Phạm Như Hiệp phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Đoàn ĐBQH tỉnh cung cấp 

Đề cập về vai trò của lực lượng phòng không nhân dân, đại biểu Phạm Như Hiệp nhận thấy, đây là lực lượng phòng không tầm thấp (vì phòng không tầm cao có lực lượng phòng quân quốc gia, lục quân, không quân bảo vệ). Phòng không nhân dân sẽ phòng tránh, đánh trả và bảo vệ tên lửa, sân bay và bảo vệ các lực lượng không quân ở tầm cao. 

Liên quan đến Điều 5 quy định về nhiệm vụ phòng không nhân dân, sự phối hợp giữa phòng không nhân dân và phòng không quốc gia, đại biểu đề nghị bổ sung thêm “phòng không hải quân” để có tính cơ động, có thể tập trung hỏa lực để bảo vệ các khu vực thiết yếu, trọng điểm, phòng tránh đánh trả cũng như phân tán trong thời gian ngắn. Việt Nam là quốc gia có biển.

Về lực lượng và trang bị, ông Hiệp cho rằng, ngoài súng phòng không, pháo cao xạ, pháo phòng không thì tên lửa vác vai cũng là phương tiện rất cần thiết và hiệu quả cao.

Tại phiên thảo luận, các ĐBQH cũng nêu ý kiến, góp ý các vấn đề về chính sách, thể chế hoàn thiện để tổ chức hiệu quả thế trận phòng không nhân dân đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới; rà soát các khái niệm, đảm bảo thống nhất với hệ thống pháp luật; tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về phòng không nhân dân; làm rõ nội hàm về vị trí, vai trò của phòng không nhân dân; rà soát để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất; xem xét lại phạm vi điều chỉnh; bổ sung đầy đủ các hành vi bị nghiêm cấm trong dự thảo Luật…

Phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trân trọng cảm ơn các ý kiến phát biểu tâm huyết, đầy trách nhiệm của các ĐBQH. 

Bộ trưởng Phan Văn Giang đã giải trình về các vấn đề về cấp phép bay; về quy định điều khoản “quét” ở Điều 7 về các hành vi bị nghiêm cấm; về khái niệm, bảo vệ vùng.

Bộ trưởng Phan Văn Giang cho biết, trên cơ sở ý kiến của các ĐBQH, cơ quan soạn thảo đã tiếp thu, chỉnh lý lại và nêu khái niệm như sau: Phòng không nhân dân là hoạt động của toàn dân, do bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, quân nhân dự bị làm nòng cốt nhằm thực hiện tổng thể các hoạt động và biện pháp để bảo đảm an toàn, tính mạng, tài sản của Nhân dân, giảm thiểu thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân, góp phần bảo toàn tiềm lực quốc phòng và tham gia quản lý, bảo vệ vùng trời, phòng chống khắc phục hậu quả tiến công đường không của địch.

Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, phiên thảo luận tại đã có 12 lượt ĐBQH phát biểu. Các ý kiến đều có căn cứ chính trị, pháp lý, thực tiễn rõ ràng, sâu sắc và toàn diện, thể hiện sự quan tâm và trách nhiệm cao của các ĐBQH đối với dự thảo luật. 

Qua thảo luận, đa số ý kiến ĐBQH đánh giá cao việc Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chuẩn bị, hoàn chỉnh hồ sơ dự án Luật, chỉnh lý dự thảo trình Quốc hội cho ý kiến. Các ý kiến cơ bản nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật, về bố cục, nhiều nội dung của dự thảo Luật và cơ bản nhất trí với Báo cáo Thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng và An ninh; đề nghị Ủy ban Quốc phòng và An ninh và Ban soạn thảo dự án Luật cần rà soát, bổ sung hồ sơ dự án Luật theo đúng quy định; bổ sung thông tư của Bộ Quốc phòng; bổ sung đánh giá tác động của một số chính sách cụ thể. Đồng thời rà soát kỹ lưỡng các điều khoản của dự thảo Luật để không trùng lặp và tương thích hệ thống pháp luật hiện hành…  

Trước đó, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; biểu quyết thông qua Luật Đường bộ.

* Chiều cùng ngày, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản; biểu quyết thông qua Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

NGỌC NHI
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sớm đưa các luật, nghị quyết vào cuộc sống

Chiều 25/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh chủ trì tại điểm cầu Thừa Thiên Huế.

Sớm đưa các luật, nghị quyết vào cuộc sống
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Sáng 20/12, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8, bao gồm: Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Di sản văn hóa; Luật Công chứng; Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Công đoàn; Luật Dữ liệu; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Phòng, chống mua bán người.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua
Phú Lộc, A Lưới:
Kỳ họp thứ 9 của HĐND huyện quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng

Sáng 17/12, huyện Phú Lộc khai mạc kỳ họp thứ 9, HĐND huyện khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng liên quan đến tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH), quốc phòng - an ninh (QP-AN) năm 2024 và nhiệm vụ, giải pháp để phát triển KT-XH năm 2025; đồng thời, xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền của HĐND huyện.

Kỳ họp thứ 9 của HĐND huyện quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng
Return to top