ClockThứ Ba, 27/10/2020 19:38

Không để người dân bị đe dọa tính mạng

TTH.VN - Chiều 27/10, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 9 tại các vùng xung yếu thuộc huyện Phú Vang, TX. Hương Thủy và TP. Huế.

Tàu cá lên phố… trú bãoVừa hỗ trợ người dân, vừa chuẩn bị phòng chống bão số 9Người dân không ra khỏi nhà bắt đầu từ 21h tối 27/10 cho đến khi có thông báo mớiKhẩn trương triển khai các giải pháp ứng phó bão số 9Di dời các hộ vùng xung yếu, giúp dân chống sạt lở bờ biểnThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Không được mất cảnh giác, cứu dân là quan trọng nhất”Chủ động ứng phó với bão số 9 nhằm giảm thiệt hại thấp nhất

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ thăm hỏi, trao quà cho người dân trú bão tại trường tiểu học ở Phú Mỹ, Phú Vang 

Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị tập trung với phương châm “4 tại chỗ” để ứng phó với bão số 9, đồng thời giao nhiệm vụ cho từng lực lượng, đơn vị có mặt tại hiện trường. Yêu cầu rà soát lại tất cả tàu thuyền để đảm bảo neo đậu an toàn, người dân tuyệt đối không ở lại trên tàu thuyền.

Chậm nhất đến 18h tối nay phải sơ tán xong người dân tại các vùng nguy cơ, cưỡng chế nếu không chịu đi, không để người dân bị đe dọa tính mạng. Các địa phương cần khẩn trương gia cố các khu vực sạt lở nguy hiểm, xung yếu, bảo vệ các cơ sở kinh tế ven biển, nhà cửa, tài sản của người dân.

Thăm hỏi, động viên người dân tại khu sơ tán dân tại Công ty Xổ số kiến thiết tỉnh và các trường học trên địa bàn huyện Phú Vang, TX. Hương Thủy, Chủ tịch UBND tỉnh nêu rõ, đây là cơn bão rất mạnh, tầm ảnh hưởng rộng hàng trăm cây số nên người dân chịu khó vất vả, thực hiện ý kiến chỉ đạo chính quyền, chủ động sơ tán.

Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị lực lượng công an bảo vệ tài sản người dân, bảo vệ an ninh trật tự. Đồng thời, chính quyền bảo đảm lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm tại nơi sơ tán. Người dân tuyệt đối không ra khỏi nhà từ 21h ngày 27/10.

Ông Phan Ngọc Thọ cũng đã thăm hỏi, động viên tiểu thương chợ Đông Ba, mong tiểu thương phối hợp với Ban Quản lý chợ thực hiện các giải pháp phòng chống bão nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản.

* Đến 18 giờ tối 27/10, huyện Quảng Điền đã hoàn thành sơ tán, di dời các hộ dân vùng xung yếu đến nơi trú ẩn an toàn.

Người dân giằng chống nhà, hạn chế nguy cơ thiệt hại 

Các địa phương ven biển Quảng Công, Quảng Ngạn có khả năng ảnh hưởng rất lớn khi bão đổ bộ vào đất liền. Ngoài giằng chống nhà cửa, dự trữ lương thực, người dân đưa thuyền lên cao, cách xa bờ biển, tránh sóng cuốn trôi, va đập gây hư hỏng. Ngư lưới cụ, thiết bị máy móc cũng được đưa về nhà bảo quản.

Theo Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền - Trần Quốc Thắng hầu hết các xã, thị trấn đã hoàn thành sơ tán, di dời dân đến nơi an toàn với 1.384 hộ, 3.665 nhân khẩu.

Ông Thắng thông tin, các địa phương đang khẩn trương tiếp nhận, phân bổ và cấp phát kịp thời hàng cứu trợ cho Nhân dân, nhất là đối với những hộ dân vùng ngập sâu, chia cắt dài ngày, các hộ già cả, neo đơn và các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương. Các ban ngành kiểm tra, nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi, kể cả ghe đò trên phá Tam Giang; hướng dẫn cho các phương tiện, tàu thuyền neo đậu đảm bảo an toàn.

* Từ chiều 26/10 đến ngày 27/10 các cơ sở giáo dục trên địa bàn đã huy động lực lượng cắt tỉa cây xanh; khẩn trương di chuyển tài liệu, sách vở, máy móc, thiết bị dạy học... đến vị trí cao ráo, đảm bảo an toàn khi bão vào. 

Các trường duy trì lực lượng, phương tiện, phân công lịch trực và tổ chức trực 24/24; đồng thời kịp thời thông tin đến toàn thể đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh không ra khỏi nhà (trừ lực lượng làm nhiệm vụ trực ban tại cơ quan, đơn vị).

Lãnh đạo các trường đã thiết lập đường dây nóng liên lạc với tất cả giáo viên bằng mạng xã hội; yêu cầu giáo viên chủ nhiệm thiết lập đường dây nóng liên lạc với tất cả cha mẹ học sinh trong lớp để thông tin liên lạc với nhau nhanh nhất.

* Cùng ngày, Đoàn công tác của Trung ương Hội Nông dân (HND) Việt Nam có chuyến thăm, tặng quà hỗ trợ công tác khắc phục bão lụt cho hội viên nông dân trên địa bàn tỉnh.

Ông Đinh Khắc Đính, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương HND Việt Nam trao số tiền (tượng trưng) cho hội viên nông dân tỉnh

Theo đó, Trung ương HND Việt Nam, HND TP. Hà Nội và HND TP. Hồ Chí Minh, bảo hiểm PVI đã trao tặng tổng số tiền 120 triệu đồng hỗ trợ công tác khắc phục bão lụt cho hội viên nông dân trên địa bàn tỉnh.

Đây là kinh phí từ kết quả vận động của cán bộ, hội viên nông dân và các các cơ quan đơn vị, hỗ trợ đồng bào miền Trung khắc phục hậu quả lũ lụt.

Dịp này, Trung ương HND, Tạp chí Nông Thôn Mới cũng đã trao tặng 2 sổ tiết kiệm (mỗi sổ trị giá 20 triệu đồng) cho thân nhân gia đình 2 liệt sỹ Nguyễn Văn Bình và Phạm Văn Hướng.

* Thông tin từ Ban Chỉ huy tiền phương tìm kiếm cứu nạn cho biết, để đảm bảo an toàn lực lượng, ứng phó với cơn bão số 9, các lực lượng tìm kiếm nạn nhân mất tích đã cơ động rút quân về nơi an toàn, đợi bão số 9 đi qua sẽ tập trung tổng lực tìm kiếm các công nhân mất tích ở Thủy điện Rào Trăng 3.

Các lực lượng nỗ lực tìm kiếm nạn nhân mất tích tại Thủy điện Rào Trăng 3. Ảnh: NL

Trước đó, từ sáng sớm 27/10, lực lượng tìm kiếm đã chia thành 5 hướng tìm kiếm nạn nhân mất tích tại Thủy điện Rào Trăng 3. Theo đó đã thi công hạ cốt từ trên cao xuống âm 4 mét, sát mặt đường 71, kết hợp tìm kiếm từ hướng bờ suối làm lên.

Tuy nhiên do địa hình phức tạp, diện tích, khối lượng tìm kiếm quá lớn nên trong ngày 27/10, các lực lượng tìm kiếm chưa phát hiện thêm thi thể nào khác. Các lực lượng phối hợp với chó nghiệp vụ của Bộ đội Biên phòng tìm kiếm nhưng hiện mới chỉ đánh hơi tìm thấy được áo quần, vật dụng của công nhân 

Đến nay, các lực lượng đã tìm thấy 5/17 nạn nhân mất tích tại Thủy Điện Rào Trăng 3.

Nhóm PV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vui với nông nghiệp Quảng Điền

Kết thúc năm 2024, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Điền đã đạt được những kết quả ngoài mong đợi, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp huyện theo hướng nông nghiệp xanh, hữu cơ.

Vui với nông nghiệp Quảng Điền
Return to top