ClockThứ Hai, 26/10/2020 10:24

Chủ động ứng phó với bão số 9 nhằm giảm thiệt hại thấp nhất

TTH.VN - Sáng 26/10, tại cuộc họp về công tác ứng phó với cơn bão số 9, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai ngay các giải pháp phòng chống. Trong đó lưu ý đến việc đảm bảo phương châm “4 tại chỗ”, di dời người dân vùng xung yếu nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa bão gây ra.

Vừa khắc phục lũ lụt vừa tập trung ứng phó với bão số 8, số 9Tiếp nhận các nguồn hàng cứu trợ bão lụtThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Phải rút ra được bài học trong phòng chống lũ lụt”Thừa Thiên Huế trao 300 triệu đồng ủng hộ đồng bào bị lũ lụt tỉnh Quảng BìnhBáo Thừa Thiên Huế phối hợp Tập đoàn Vingroup trao 300 suất quà cho người dân vùng lũHàng ngàn suất quà hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi mưa bãoHơn 4 tỷ đồng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả bão lũBan Cứu trợ Trung ương hỗ trợ 5 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão lụtBộ Giao thông Vận tải hỗ trợ đồng bào lũ lụt 200 triệu đồngAn toàn tính mạng và tài sản trong mùa bão, lũ

Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra công tác khắc phục xử lý bờ biển sạt lở tại Phú Vang

Sau khi nghe các báo cáo tình hình, đề xuất của địa phương và sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão số 9, tiếp tục hướng dẫn neo đậu và có phương án đảm bảo an toàn cho tàu, thuyền. Các địa phương rà soát lại những thiệt hại về hạ tầng giao thông, trường học để đề xuất hỗ trợ khắc phục. Trong đó, ưu tiên khắc phục sớm đường sá an toàn cho người dân đi lại, trường học cho học sinh đến trường và đê điều, thủy lợi cho người dân khôi phục sản xuất vụ đông xuân.

Triển khai ngay các giải pháp phòng chống bão, lưu ý di dời những hộ dân ở vùng xung yếu, vùng nguy cơ sạt lở đất, vùng có nguy cơ chia cắt, ven sông suối; giúp dân giằng chống nhà cửa trước 15h ngày 27/10 và chuẩn bị đủ lương thực, cơ số thuốc men phòng khi nước ngập lâu ngày.  

Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo ngành y tế thực hiện công tác tiêu độc khử trùng tại các khu vực công cộng như trường học, cơ sở y tế, chợ, xử lý tiêu hủy xác động vật đảm bảo không để dịch bệnh bùng phát sau bão lụt. Đồng thời, chú trọng công tác an toàn khám chữa bệnh và phòng chống dịch.

Các cơ quan, đơn vị, địa phương rà soát những trụ sở cơ quan, nơi đóng quân có nguy cơ sạt lở để di dời người đến nơi an toàn. Tăng cường cập nhật, nắm bắt thông tin để truyền đạt, tuyên truyền đến người dân sớm, chính xác để người dân chủ động phòng chống. Phân công cán bộ chủ chốt cùng lực lượng về cơ sở giúp dân phòng chống bão.  

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các chủ công trình hồ chứa nước thuỷ lợi, thuỷ điện tổ chức theo dõi diễn biến của mưa lũ, thực hiện nghiêm túc Quy trình vận hành đã được phê duyệt đảm bảo vận hành an toàn công trình và an toàn vùng hạ du. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc vận hành các hồ chứa nước để đưa dần về mực nước đón lũ theo quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hương đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Riêng ngày 26/10, tranh thủ thời tiết nắng ráo, các lực lượng cùng chó nghiệp vụ đã cơ động vào Thủy điện Rào Trăng 3 để tổ chức tìm kiếm 12 nạn nhân đang mất tích. Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ chỉ đạo các lực lượng tranh thủ từng ngày, từng giờ nỗ lực tìm kiếm khi cơn bão số 9 đang đến gần kèm theo hoàn lưu gây mưa to ảnh hưởng đến công tác cứu nạn.

Tin, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cảnh giác, chủ động, không chủ quan

Bão số 6 (TRAMI) tạm biệt Philippines để vào Biển Đông và phăm phăm hướng về miền Trung nước ta. Là dân của xứ “trời hành cơn lụt mỗi năm”, lại vừa chứng kiến cơn bão Yagi tàn phá kinh hoàng các tỉnh phía bắc, nên từ trước đó nhiều ngày, đi đâu cũng nghe bà con bàn tán về bão. Và hầu như ai cũng có smartphone nên vừa bàn tán, vừa mở mạng xem dự báo, đường đi của bão nó sẽ như thế nào.

Cảnh giác, chủ động, không chủ quan
Nồi ngô bung ngày bão

Với thế hệ 7X, 8X sinh ra và lớn lên ở làng quê, cơm độn ngô khoai hẳn đã là một phần ký ức khó mờ phai trong tâm thức. Ở vùng “rốn lũ” miền Trung quê tôi, các món chế biến từ ngô rất đa dạng và phổ biến trong thế kỷ trước. Một trong những món quê bình dị mà gây thương nhớ phải kể đến món ngô bung, có chỗ lại gọi là ngô nâm, ngô hầm. Món ăn ấy một thuở được coi là món cứu đói nổi tiếng của nhà nghèo. Ngày ấy, bố mẹ tôi đông con nên quanh năm là cơm độn sắn, khoai, ngô lẫn lộn, có khi mở nắp nồi ra đã thấy nghẹn ứ ở cổ vì ngán. Nhưng thật lạ, chỉ có món ngô bung mỗi lần ăn là một lần tôi cảm thấy thích thú. Có thể nói nó đã trở thành mỹ vị của tuổi thơ, thực sự ngon trong những ngày gió bão mênh mông và trong tiết trời đông tê tái sắt lòng.

Nồi ngô bung ngày bão
Hương Trà mất điện toàn diện

Theo Ban chỉ huy PCTT&TKCN TX. Hương Trà, tính đến đầu giờ chiều 27/10, mực nước sông Bồ tại Phú Ốc là 1,4m, dưới báo động 1 là 0,1m và hiện mực nước đang lên. Một số địa phương, như: Hương Toàn, Hương Xuân, Tứ Hạ… đã xuất hiện một vài điểm ngập úng cục bộ, nơi sâu nhất khoảng 0,5m.

Hương Trà mất điện toàn diện

TIN MỚI

Return to top