ClockThứ Ba, 27/10/2020 11:58

Khẩn trương triển khai các giải pháp ứng phó bão số 9

TTH.VN - Sáng 27/10, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đã có cuộc họp khẩn cấp với các sở, ban ngành, địa phương bàn phương án phòng, chống cơn bão số 9.

3 điểm đặc biệt lưu ý về bão số 9Vietnam Airlines điều chỉnh khai thác do ảnh hưởng của bão số 9Di dời các hộ vùng xung yếu, giúp dân chống sạt lở bờ biểnThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Không được mất cảnh giác, cứu dân là quan trọng nhất”Chủ động ứng phó với bão số 9 nhằm giảm thiệt hại thấp nhấtVừa khắc phục lũ lụt vừa tập trung ứng phó với bão số 8, số 9Hương Thủy: Các vùng thấp trũng đối diện nguy cơ tái chia cắt

Lực lượng vũ trang tỉnh giúp dân giằng chống nhà cửa, ứng phó với bão số 9

Không được chủ quan

Theo dự báo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn tỉnh, 4h sáng nay, bão đã mạnh lên một cấp so với 24 giờ trước. Với cường độ này, tính từ tâm, vùng bán kính hứng chịu sức gió mạnh từ cấp 6, giật cấp 8, lên tới 300km. Khu vực nằm trong bán kính 150km hứng chịu gió mạnh cấp 10, giật cấp 12 trở lên

Ngày và đêm nay, bão tiếp tục di chuyển nhanh theo hướng tây tây bắc với vận tốc 20-25 km/h và còn khả năng mạnh thêm. Rạng sáng 28/10, tâm bão nằm trên vùng biển các tỉnh Đà Nẵng - Phú Yên. Lúc này, sức gió mạnh nhất ở cấp 13-14, giật cấp 17.

Từ đêm 27/10 đến ngày 29/10, Thừa Thiên Huế có mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 200-400mm/đợt. Hiện nay, công tác phòng chống bão lụt đang được các sở ban, ngành gấp rút triển khai. Các địa phương lên kế hoạch, khẩn trương di dời 18.000 hộ dân vùng xung yếu. Các thủy điện, hồ chứa đã được lệnh điều tiết xả về mức đón lũ. Từ chiều nay, toàn bộ học sinh trong tỉnh đã được nghỉ học; nhiều trường đại học (ĐH) tại Huế đã thông báo cho sinh viên nghỉ học và triển khai kiểm tra các cơ sở giáo dục nhằm có phương án gia cố, đảm bảo an toàn.

Bàn phương án triển khai ứng phó tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho biết, sẽ yêu cầu người dân không được ra đường từ 21h tối nay hoặc có thể sớm hơn nếu bão di chuyển nhanh, ngoại trừ lực lượng chức năng làm nhiệm vụ chống bão. Lệnh cấm này sẽ duy trì đến khi bão số 9 tan. Công nhân tại các xí nghiệp cũng sẽ được yêu cầu không đổi ca trong thời gian này, cần thiết sẽ ở lại xí nghiệp, nơi an toàn để tránh trú bão; hoặc có phương án phù hợp đảm bảo an toàn cho công nhân...

Hoàn thành khâu phòng chống bão trước 15h hôm nay

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu phát biểu tại cuộc họp 

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh, trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 9, người dân vẫn đang còn chủ quan trước những cảnh báo. Do vậy, yêu cầu các lực lượng phải ứng trực, chuẩn bị sẵn các phương tiện tại chỗ để sẵn sàng huy động khi có tình huống xấu xảy ra. Đồng thời yêu cầu các địa phương rà soát, đưa phụ nữ mang thai có dấu hiệu sắp sinh đến bệnh viện trong ngày hôm nay để không xảy ra các tình huống thương tâm như trận lũ vừa qua. “Tuyệt đối không để có thêm người dân nào chết trong lũ bão”, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ nói.

Phát biểu kết luận tại cuộc họp, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu cho rằng bão số 9 được dự báo là cơn bão mạnh, ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh Thừa Thiên Huế. Do vậy, các cấp ủy, chính quyền, các ngành chức năng phải dừng ngay các cuộc họp, hoạt động chưa thật sự cần thiết nhằm tập trung lực lượng để vào cuộc một cách khẩn trương và quyết liệt thực hiện nghiêm túc công điện phòng chống bão số 9 của UBND tỉnh.

Đối với các thủy điện, hồ chứa Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưuyêu cầu các chủ công trình hồ chứa nước thuỷ lợi, thuỷ điện tổ chức theo dõi diễn biến của mưa lũ, thực hiện nghiêm túc Quy trình vận hành đã được phê duyệt đảm bảo vận hành an toàn công trình và an toàn vùng hạ du...

Bí thư Tỉnh ủy chỉ đạo, trước 15h chiều nay các địa phương phải hoàn thành việc di dời những hộ dân ở vùng xung yếu, có nguy cơ sạt lở. Các ngành chức năng tăng cường cập nhật, kịp thời thông tin đến người dân để có phương án chủ động phòng chống bão lũ, hướng dẫn kêu gọi tàu thuyền về nơi neo đậu an toàn. Trong thời gian bão đổ bộ và hoàn lưu sau bão, cấm tuyệt đối người dân ra đường, trừ lực lượng thực thi công vụ.

Doanh nghiệp viễn thông lên kịch bản “đón bão”

Để chủ động ứng phó với thiên tai, trước mắt là “đón” bão số 9, số 10, 100% cán bộ kỹ thuật của các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn ứng trực để đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân.

Các điểm sạc pin miễn phí của các doanh nghiệp viễn thông phục vụ người dân 

Hiện, Viettel Thừa Thiên Huế huy động 100% nhân lực, kể cả lực lượng kinh doanh cũng chuyển sang hỗ trợ kỹ thuật, sẵn sàng khắc phục mạng lưới. Ngoài ra, đội ngũ kỹ thuật gần 90 người của 28 tỉnh, thành cũng đến hỗ trợ Viettel Huế khắc phục đường truyền, hàn nối cáp quang… “Chúng tôi đã có kịch bản, phương án phòng chống bão lụt, đảm bảo thông tin liên lạc từ trước”, Giám đốc Viettel Thừa Thiên Huế - Phan Xuân Hồng thông tin.

Đội ứng cứu thông tin của Viettel cũng sẵn sàng để xử lý hư hỏng, thiệt hại. Cùng với đó, Viettel phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự các huyện thị xã, các đội thuyền để vận chuyển người và phương tiện, nhiên liệu đến nhà trạm, đảm bảo thông tin liên lạc, khôi phục thông tin nhanh nhất sau bão lũ.

Giám đốc VNPT Thừa Thiên Huế - Nguyễn Nhật Quang cho biết  đã lên phương án “4 tại chỗ”, dự trữ nhiên liệu, vật tư dự phòng, lương thực thuốc men tại các trạm. Tuỳ tình hình nước dâng cao, sẽ cử người ứng trực từ trước. 

Ngoài ra, trong và sau lũ, bão ở các khu vực mất điện lưới, các doanh nghiệp viễn thông còn tổ chức hàng trăm điểm sạc pin điện thoại, đèn miễn phí để hỗ trợ người dân.

Theo Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Xuân Sơn, các doanh nghiệp viễn thông đã cung cấp danh mục các địa bàn không thể phủ sóng được khi lũ lớn. Sở cũng đã phối hợp tuyên truyền để các vùng mất liên lạc có cơ chế theo dõi, nắm bắt thông tin kịp thời.

“Sở TT&TT sẽ thúc đẩy việc triển khai lắp đặt vô tuyến điện ở các khu công nghiệp, hồ thuỷ lợi, thuỷ điện (đang xây dựng) cũng như thông báo các đơn vị tổ chức trực vô tuyến thường xuyên. Đưa vào hoạt động và kích hoạt điện thoại vệ tinh, trong trường hợp cấp thiết sẽ sử dụng để liên lạc, giảm thiểu ảnh hưởng của sóng di động nếu đứt cáp không hoạt động được. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền phòng chống bão trên hệ thống phát thanh các địa phương”, ông Sơn thông tin.

Tin, ảnh: Thái Bình - Hữu Phúc - Liên Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cảnh giác, chủ động, không chủ quan

Bão số 6 (TRAMI) tạm biệt Philippines để vào Biển Đông và phăm phăm hướng về miền Trung nước ta. Là dân của xứ “trời hành cơn lụt mỗi năm”, lại vừa chứng kiến cơn bão Yagi tàn phá kinh hoàng các tỉnh phía bắc, nên từ trước đó nhiều ngày, đi đâu cũng nghe bà con bàn tán về bão. Và hầu như ai cũng có smartphone nên vừa bàn tán, vừa mở mạng xem dự báo, đường đi của bão nó sẽ như thế nào.

Cảnh giác, chủ động, không chủ quan
Nồi ngô bung ngày bão

Với thế hệ 7X, 8X sinh ra và lớn lên ở làng quê, cơm độn ngô khoai hẳn đã là một phần ký ức khó mờ phai trong tâm thức. Ở vùng “rốn lũ” miền Trung quê tôi, các món chế biến từ ngô rất đa dạng và phổ biến trong thế kỷ trước. Một trong những món quê bình dị mà gây thương nhớ phải kể đến món ngô bung, có chỗ lại gọi là ngô nâm, ngô hầm. Món ăn ấy một thuở được coi là món cứu đói nổi tiếng của nhà nghèo. Ngày ấy, bố mẹ tôi đông con nên quanh năm là cơm độn sắn, khoai, ngô lẫn lộn, có khi mở nắp nồi ra đã thấy nghẹn ứ ở cổ vì ngán. Nhưng thật lạ, chỉ có món ngô bung mỗi lần ăn là một lần tôi cảm thấy thích thú. Có thể nói nó đã trở thành mỹ vị của tuổi thơ, thực sự ngon trong những ngày gió bão mênh mông và trong tiết trời đông tê tái sắt lòng.

Nồi ngô bung ngày bão
Truyền thông chuyên nghiệp cho công tác thư viện

Sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin trong kỷ nguyên số đã làm thay đổi mạnh mẽ hoạt động truyền thông của thư viện. Nếu làm tốt công tác truyền thông thì cộng đồng sẽ dễ dàng nhận diện rõ được vai trò, đóng góp của thư viện, giúp cộng đồng nhận biết, có ấn tượng tốt, kích thích việc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của thư viện nhiều hơn. Đó là một trong nhiều nhận định được các chuyên gia, những người làm công tác thư viện đưa ra khi bàn về việc truyền thông, quảng bá văn hóa đọc trong đời sống hiện nay.

Truyền thông chuyên nghiệp cho công tác thư viện
Hương Trà mất điện toàn diện

Theo Ban chỉ huy PCTT&TKCN TX. Hương Trà, tính đến đầu giờ chiều 27/10, mực nước sông Bồ tại Phú Ốc là 1,4m, dưới báo động 1 là 0,1m và hiện mực nước đang lên. Một số địa phương, như: Hương Toàn, Hương Xuân, Tứ Hạ… đã xuất hiện một vài điểm ngập úng cục bộ, nơi sâu nhất khoảng 0,5m.

Hương Trà mất điện toàn diện

TIN MỚI

Return to top