ClockThứ Tư, 29/11/2023 13:17

Kỳ họp QH thứ 6: Hoàn thiện lập pháp, quyết sách vấn đề quan trọng quốc gia

Sau 22,5 ngày làm việc, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra. Quốc hội đã thông qua 7 luật, 9 nghị quyết, cho ý kiến về 8 dự thảo luật.

Quốc hội thông qua Luật Căn cướcNgày 23/11, Quốc hội thảo luận về 2 dự án sửa đổi Luật BHXH và Luật Các tổ chức tín dụngĐại biểu Quốc hội kiến nghị nên bãi bỏ giấy chuyển viện khi dùng bảo hiểm y tếCử tri đề nghị đầu tư hạ tầng kênh mương thuỷ lợi, xử lý tình trạng ô nhiễm môi trườngNgày 9/11, Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển KT - XH năm 2024

Quang cảnh phiên bế mạc. Ảnh: TTXVN 

Sau 22,5 ngày làm việc (đợt 1 từ ngày 23/10 đến ngày 10/11; đợt 2 từ ngày 20/11 đến sáng ngày 29/11), Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra. Quốc hội đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy dân chủ, trí tuệ, thẳng thắng thảo luận, tập trung giải quyết một khối lượng công việc lớn, quan trọng với sự đồng thuận, nhất trí cao.

Đây là nhận định của Vụ trưởng Vụ Thông tin của Quốc hội Hoàng Thị Lan Nhung trong buổi họp báo công bố kết quả Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV diễn ra sáng nay, 29/11.

Hoàn thành 83,2% nhiệm vụ nghiên cứu lập pháp của cả nhiệm kỳ

Kỳ họp đã có 1.103 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu tại 7 phiên thảo luận tổ; 1.099 lượt đăng ký, 601 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu và 121 lượt tranh luận tại 29 phiên thảo luận tại hội trường; 457 lượt đại biểu Quốc hội đăng ký, 152 lượt đại biểu thực hiện quyền chất vấn.

Quốc hội đã thông qua 7 luật, 9 nghị quyết, cho ý kiến lần 3 đối với 1 dự án luật, cho ý kiến lần 2 đối với 1 dự án luật, cho ý kiến lần đầu đối với 8 dự án luật khác.

Cụ thể, các luật được thông qua gồm Luật Nhà ở sửa đổi, Luật Kinh doanh Bất động sản sửa đổi, Luật Tài nguyên nước sửa đổi, Luật Viễn thông sửa đổi, Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự, Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, Luật Căn cước.

Các dự án luật được Quốc hội cho ý kiến gồm Dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), Dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), Dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi), Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, Dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, Dự án Luật Đường bộ, Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Quốc hội cũng đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu; Nghị quyết thí điểm một số chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình đường bộ; xem xét kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023; xem xét, thảo luận các báo cáo về một số mô hình thi điểm chính quyền đô thị.

Với kết quả công tác lập pháp tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan hữu quan đã hoàn thành 114/137 nhiệm vụ nghiên cứu lập pháp của cả nhiệm kỳ, đạt 83,2%.

Quyết sách các vấn đề quan trọng

Quốc hội đã quyết định các vấn đề quan trọng quốc gia như biểu quyết thông qua các nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự toán ngân sách nhà nước năm 2024; phân bổ ngân sách trung ương năm 2024; thông qua Nghị quyết kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Trong đó, tại Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, Quốc hội đã quyết định mục tiêu tổng quát, 15 chỉ tiêu, 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, trong đó yêu cầu: Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Trong Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, Quốc hội đã quyết định tổng số thu ngân sách nhà nước là 1.700.988 tỷ đồng; tổng số chi ngân sách nhà nước là 2.119.428 tỷ đồng; mức bội chi ngân sách nhà nước là 372.900 tỷ đồng (tương đương 3,4% GDP); tổng mức vay của ngân sách nhà nước là 690.553 tỷ đồng.

Từ ngày 1/7/ 2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với mức lương cơ sở; đồng thời, bãi bỏ tất cả các cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước, áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập thống nhất.

Trong Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2024, Quốc hội đã quyết định tổng số thu ngân sách trung ương là 852.682 tỷ đồng; tổng số thu ngân sách địa phương là 848.305 tỷ đồng; tổng số chi ngân sách trung ương là 1.225.582 tỷ đồng, trong đó dự toán 426.266 tỷ đồng để bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương.

Trong thực hiện giám sát tối cao, Quốc hội đã lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn; giám sát tối cao chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”.

Quốc hội đã tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4 về giám sát chuyên đề, chất vấn. Trong 2,5 ngày đã có tổng cộng 457 lượt đại biểu Quốc hội đăng ký tham gia chất vấn; 152 lượt đại biểu Quốc hội thực hiện quyền chất vấn, trong đó có 39 lượt đại biểu tranh luận. Các thành viên Chính phủ (3 Phó Thủ tướng Chính phủ, 16 Bộ trưởng, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Tổng Thanh tra Chính phủ) và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước đã trực tiếp trả lời chất vấn về các vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý, điều hành của mình. Cuối phiên chất vấn, Thủ tướng Chính phủ đã phát biểu làm rõ thêm và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về các nội dung thuộc trách nhiệm của Chính phủ.

Trên cơ sở kết quả giám sát chuyên đề, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về giám sát chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”. Quốc hội cũng đã xem xét các báo cáo về công tác tư pháp, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, thi hành án, phòng, chống tham nhũng năm 2023.

Ngoài ra, Quốc hội đã xem xét các báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ kết quả triển khai thực hiện các kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 về phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế, đầu tư công trung hạn, tài chính quốc gia và vay, trả nợ công; kết quả công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2023.

Phiên bế mạc của Kỳ họp đã kết thúc sáng nay, 29/11, sớm hơn nửa ngày so với lịch dự kiến ban đầu./.


Theo Vietnam+
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV:
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường

Ngày 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường và ở tổ các Dự án Luật: Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
Bảo đảm thu hồi sớm, tối đa giá trị tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt

Việc xây dựng Nghị quyết thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự nhằm bảo đảm khơi thông nguồn lực, giải quyết những vấn đề cấp bách phát sinh, bảo đảm thu hồi sớm, tối đa giá trị tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt…

Bảo đảm thu hồi sớm, tối đa giá trị tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV:
Ngày 26/10: Quốc hội thảo luận tổ về các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 26/10, Quốc hội dành cả ngày thảo luận ở tổ về các vấn đề kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2024 và dự kiến năm 2025; chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; dự án Luật Điện lực (sửa đổi).

Ngày 26 10 Quốc hội thảo luận tổ về các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội
Return to top