ClockThứ Hai, 13/06/2016 14:32

Kỳ nghỉ hè không trọn

TTH - Ký ức tuổi thơ của mỗi người, mùa hè thường gắn với dòng sông xanh mát, những cánh diều no gió ngày mùa.

Trong “Nhớ con sông quê hương”, Tế Hanh đã nhớ về kỷ niệm bên dòng sông như một bức tranh quê thanh bình mà ở đó, dòng sông là người bạn tri kỷ, gần gũi, bao bọc tuổi thơ: “Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy/ Bầy chim non bơi lội trên sông/Tôi giơ tay ôm nước vào lòng/Sông mở nước ôm tôi vào dạ”…

Không chỉ có con sông quê hương của nhà thơ mà còn nhiều con sông ở nhiều địa phương khác, vốn rất hiền hòa thơ mộng; sao bây giờ trở thành nỗi lo trong lòng mọi người. Quả thực, dòng sông bây giờ khác xưa nhiều lắm. Nạn khai thác cát sạn quá mức làm cho lòng sông thêm sâu, dòng chảy biến đổi; cộng với chất thải trong các nhà máy, khu dân cư xả xuống, làm nước từ trong xanh chuyển sang đục ngầu. Không mấy ai còn có thói quen ra sông tắm nữa; theo đó, người biết bơi cũng ngày một ít đi.

Liên tục những vụ đuối nước xảy ra từ đầu kỳ nghỉ hè đến nay đã khiến cho nhiều người lo lắng về sự an toàn cho con trẻ trong thời gian tạm rời xa ghế nhà trường. Trước những mất mát xảy ra, nhiều người có ý tưởng “mở cổng trường” để các em có nơi sinh hoạt, đọc sách, nhằm hạn chế tiếp xúc với môi trường trong cộng đồng không mấy an toàn như hiện nay.

Vấn đề đánh mất mùa hè, làm cho mùa hè trở nên vô nghĩa đối với tuổi học trò do chuyện dạy thêm, học thêm, học trước chương trình… đã làm các nhà chuyên môn cũng như dư luận lo lắng từ nhiều năm qua. Vậy liệu ý tưởng này có phù hợp, trong lúc mùa hè là để học sinh nghỉ ngơi, thư giản sau 9 tháng học tập căng thẳng? Bên cạnh đó, sẽ còn phát sinh nhiều khó khăn phức tạp về hình thức quản lý tại trường, cách tổ chức sinh hoạt, biên chế phụ trách… Và giả sử có tổ chức được thì có thực sự thu hút đông đảo học sinh trở lại trường hay không, bởi vui chơi, hòa mình vào thiên nhiên trong hè là nhu cầu của tuổi thơ, đặc biệt là học sinh các vùng nông thôn.

Không chỉ là chuyện đuối nước, tai nạn còn đến với các em khi cùng với phụ huynh đi du lịch không may gặp sự cố hay đi thả diều trên đồng gặp mưa dông bị sét đánh… Như vậy, vấn đề không phải là tạo một môi trường an toàn “quanh 4 tường rào” cho các em mà cần trang bị cho các em những kỹ năng sống, nhằm thích ứng với điều kiện tự nhiên; để dù sau này, các em rời xa ghế nhà trường, vẫn tự có cách phòng tránh tai nạn cho mình và giúp đỡ những người khác.

Các em cần lắm một không gian thoáng đãng, an toàn trong ngày hè để vui chơi, những con sông trong lành để bơi lội; cho mùa hè thêm nhiều cảm xúc, trọn vẹn!

Đặng Thành

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ý tưởng sáng tạo từ tình yêu các dòng sông xứ Huế

Sinh ra và lớn lên ở Huế, Nguyễn Đình Nhật Nguyên luôn có tình yêu tha thiết với vùng đất quê hương. Từ niềm trăn trở khi chứng kiến các dòng sông ở Huế thơ mộng nhưng lượng bèo lục bình nổi trôi trên mặt sông đã làm mất đi vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, Nguyên đã cùng nhóm bạn bắt tay thực hiện dự án mang tên A.N Paper – Sản xuất giấy từ bèo lục bình.

Ý tưởng sáng tạo từ tình yêu các dòng sông xứ Huế
Miên man với dòng sông “mưa trong nắng đục”

Mới đây, trên Thừa Thiên Huế Online có bài viết “An Cựu - Dòng sông tuổi thơ tôi” của tác giả Dương Đăng Bảo Khánh. Sau khi đọc bài, có bạn đọc gửi thư đề nghị tòa soạn lý giải giúp vì sao sông An Cựu lại “nắng đục mưa trong”?

Miên man với dòng sông “mưa trong nắng đục”
Làm xanh, sạch các dòng sông

Nhiều con sông ở Huế đã xanh, sạch đẹp hơn nhưng chỉ được ở vùng nội đô. Các con sông quê và ven đô hiện nay đang dùng dằng không chảy vì nạn bèo tây (bèo lục bình), rác xâm lấn…

Làm xanh, sạch các dòng sông
Những con đường xanh mát giữa lòng Cố đô

Huế sở hữu những con đường xanh và nhiều “công viên xanh”. Điều này khiến du khách gần xa mỗi khi đến Huế điều có cảm giác thư thái, dễ chịu, tận hưởng không gian xanh mát giữa lòng thành phố, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng oi bức.

Những con đường xanh mát giữa lòng Cố đô

TIN MỚI

Return to top