ClockThứ Sáu, 01/11/2024 06:30

Tận dụng lợi thế ở dòng sông A Sáp để phát triển kinh tế

TTH - Sông A Sáp dài hơn 47km, diện tích lưu vực 467km2 đi qua 15 xã của huyện A Lưới và tỉnh Sêkông (Lào), được đánh giá có nguồn tài nguyên nước dồi dào, phục vụ cho việc phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Liên kết để phát triển bền vữngTrao 3 mô hình sinh kế trị giá 26 triệu đồngKhắc phục khó khăn, thúc đẩy kinh tế phát triển

Xây dựng hạ tầng dân sinh hỗ trợ sinh kế cho người dân bên dòng sông A Sáp (A Lưới) 

Dựa vào lợi thế dòng sông A Sáp, hiện A Lưới đã xây dựng 6 hệ thống cấp nước, công suất đạt 11 nghìn m3/ngày đêm và 14 hệ thống nước tự chảy với tỷ lệ cấp nước sạch cho người dân đạt gần 98%. Nhờ dòng sông A Sáp, A Lưới đã xây dựng 55 công trình thủy lợi lớn, nhỏ; trong đó có 19 hồ chứa, 34 đập dâng và 2 trạm bơm.

Thuận lợi về hạ tầng thủy lợi, hàng năm A Lưới còn đẩy mạnh việc chăn nuôi, trồng trọt; đặc biệt dù ở vùng cao, nhưng diện tích sản xuất lúa mỗi năm đạt hơn 1.290ha cũng nhờ nguồn nước tưới tiêu từ dòng sông A Sáp.

Gần đây, A Lưới còn phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản; trong đó mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện trên dòng A Sáp được nhiều bà con hào hứng tham gia.

Ông Trần Phước Hùng, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện A Lưới cho biết, dựa vào lòng hồ thủy điện, bà con địa phương đã phát triển mô hình nuôi cá lồng. Mô hình này có nhiều ưu điểm vì môi trường nước luôn thay đổi và sạch, không bị ô nhiễm bởi chất thải, do đó cá phát triển tốt, ít hao hụt… Bình quân mỗi lồng kích thước 8x3x3m thu khoảng 400kg cá/năm, cá biệt có lồng đạt 1,2 tấn. Tuy vậy, mô hình nuôi cá lồng ở A Lưới vẫn còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ.

Mới đây, dự án (DA) “Nâng cao năng lực của phụ nữ trong xây dựng mô hình sinh kế bền vững dựa vào quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên nước ở thượng nguồn sông A Sáp thuộc huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế” đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1925/QĐ-UBND, ngày 11/8/2022, do Trung tâm Nghiên cứu phát triển xã hội (CSRD) tài trợ. DA gồm các hợp phần, như nâng cao năng lực của cộng đồng trong quản trị nước và thủy sản, phát triển sinh kế với kỳ vọng mở ra nhiều cơ hội cho người dân các xã bên dòng sông A Sáp phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Tại một hội thảo về An ninh nước do CSRD tổ chức tại TP. Huế mới đây cho thấy, thông qua DA “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất định hướng phát triển thủy sản - mô hình nuôi cá lồng tại huyện A Lưới”, bà Phan Thị Thu Hồng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh đề xuất, huyện A Lưới cần sớm ban hành kế hoạch quản lý và phát triển nuôi cá lồng ở địa phương và nắm bắt nhu cầu của người dân tham gia nuôi cá lồng ở hồ thủy điện để khai thác hợp lý nguồn tài nguyên nước… Hướng xa hơn là cần thành lập tổ chức cộng đồng để quản lý việc nuôi trồng thủy sản nhằm bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn nguồn lợi thủy sản trong hồ thủy điện…

Dịp này, nhiều chuyên gia cũng đề xuất các mô hình khai thác sử dụng nước bền vững ở lưu vực dòng sông A Sáp để phát triển kinh tế - xã hội, như ngoài tuyên truyền, vận động, cần tiếp tục hỗ trợ cơ chế chính sách và tạo nguồn lực đủ mạnh để phát triển các mô hình sinh kế hiệu quả hơn.

Bài, ảnh: HOÀI NGUYÊN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để phát triển đảng viên là học sinh có chất lượng

Thời gian qua, nhiều địa phương chú trọng công tác phát triển đảng viên mới từ nguồn học sinh (HS) trong các trường trung học phổ thông (THPT). Để phát triển đảng viên từ HS đạt hiệu quả, cần có sự chung sức từ nhiều phía.

Để phát triển đảng viên là học sinh có chất lượng
Phát triển nghề tẩm quất, xoa bóp chuyên nghiệp

Năm 2024, Thừa Thiên Huế được chọn là nơi diễn ra Hội thi tay nghề tẩm quất, xoa bóp lần thứ IV do Hội Người mù (HNM) Việt Nam tổ chức. Đây là cơ hội để những người trong nghề cọ xát, học hỏi và cũng là sự khẳng định vị thế của HNM tỉnh trong hoạt động giáo dục nghề tẩm quất, xoa bóp gắn với tạo việc làm cho kỹ thuật viên người khiếm thị.

Phát triển nghề tẩm quất, xoa bóp chuyên nghiệp
Giúp phụ nữ nâng cao quyền năng kinh tế

Xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ là một trong những nội dung quan trọng của dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” mà Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã và đang triển khai.

Giúp phụ nữ nâng cao quyền năng kinh tế
Liên kết để phát triển bền vững

Phát triển kinh tế theo hướng mô hình tổ liên kết (TLK), tổ hợp tác (THT) là cách hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho hội viên.

Liên kết để phát triển bền vững
Return to top