ClockThứ Hai, 04/05/2020 10:09

Làm gì cũng phải minh bạch

TTH - Trong thời đại bùng nổ kỹ thuật số và internet, việc sẵn sàng ứng dụng CNTT một mặt cho thấy tính hiệu quả của công việc; đồng thời cũng cho thấy sự minh bạch ngày càng được mở rộng.

Minh bạch cần cho tất cả mọi lĩnh vực. Quản trị và hành chính càng minh bạch càng tạo ra môi trường tốt và động lực thúc đẩy phát triển. Quản trị xã hội cũng vậy và quản trị doanh nghiệp (DN) cũng vậy. Từ trước đến nay, khu vực quản trị ít minh bạch, nhất là quản trị xã hội. Trong quản trị DN, khu vực ít minh bạch nhất là khu vực DN Nhà nước. Minh bạch thông tin DN đã được Chính phủ quy định nhiều năm trước, nhưng đến nay, vẫn có hơn 30% DN Nhà nước “không chịu” cung cấp thông tin DN theo quy định.

Chương trình cải cách hành chính ở Thừa Thiên Huế đã thực hiện trong nhiều năm. Nhưng có thể nói, những năm gần đây được thúc đẩy mạnh mẽ và hiệu quả là nhờ ứng dụng, hay nói một cách khác là “sự can thiệp” của công nghệ thông tin. Trước đây, chúng ta luôn kêu gọi cải cách thủ tục hành chính nhưng tình hình chuyển biến rất chậm. Từ khi công nghệ thông tin được ứng dụng thì chuyển biến rất nhanh. Đơn giản là vì, đã có sự can thiệp của công nghệ thì cái gì cũng rõ ràng.

Nhìn vào các chỉ số như PCI (chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh); VN INDEX (chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin); PAPI (hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh), Thừa Thiên Huế đang hướng vào chỉ số thành phần là phải minh bạch. Ngay trong kế hoạch để giữ vững và nâng cao chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh, chỉ số thành phần nói trên cũng được để cao. Ví dụ như, trong Kế hoạch nâng hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Thừa Thiên Huế năm 2019, UBND tỉnh đề ra rất rõ mục tiêu: chỉ số minh bạch năm 2017 đạt thứ hạng 16, năm 2018 đạt thứ hạng thứ nhất. Kế hoạch năm 2019 đưa ra phấn đấu đạt thứ hạng đứng đầu.

Tại cuộc công bố chỉ số VN INDEX 2018, cho thấy Thừa Thiên Huế đã gặt hái nhiều thành công trong việc cải thiện thứ hạng minh bạch. Trong VN INDEX, chỉ số thành phần là dịch vụ công trực tuyến năm 2018 đứng đầu bảng (năm 2016 đứng thứ 6, 2017 nhảy vọt lên thứ 2). Chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin tương ứng với 3 năm 2016, 2017, 2018 là 7:7:2.

Và mới đây, trong buổi công bố chỉ số PAPI, Thừa Thiên Huế đã có bước nhảy vọt trông thấy, từ vị trí 43 năm 2018 đã lọt vào top 5. Cũng xin được nhắc lại, chỉ số PAPI là do UNDP (Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc) tại Việt Nam phối hợp với một số đơn vị tại Việt Nam thực hiện, theo phương thức nghiên cứu xã hội học về giám sát thực thi chính sách. Hiểu một cách khác là sự hài lòng, không hài lòng hay hài lòng ở mức độ nào trong việc thực thi chính sách tại Việt Nam. Trong các chỉ số thành phần được khảo sát có chỉ số: nỗ lực trong đơn giản hóa thủ tục hành chính và quy trình xử lý hồ sơ, mở rộng cung ứng dịch vụ công qua mạng internet; về tham nhũng và đấu tranh chống tham nhũng…

Nói Thừa Thiên Huế đề cao và hướng đến sự minh bạch là vì vậy. Trong thời đại bùng nổ kỹ thuật số và internet, việc sẵn sàng ứng dụng CNTT một mặt cho thấy tính hiệu quả của công việc; đồng thời cũng cho thấy sự minh bạch ngày càng được mở rộng. Sự minh bạch bao giờ cũng là một yêu cầu quan trọng cho sự phát triển và một xã hội văn minh.

Cải cách thủ tục hành chính, nếu không minh bạch cán bộ thực thi có thể “tù mù” được, chứ khi minh bạch, sự tù mù sẽ biến mất; điều hành ngân sách cũng vậy; quy hoạch, dự án đầu tư cũng vậy… Minh bạch sẽ làm cho mọi thứ rõ ràng hơn, dễ giám sát hơn.

Minh bạch, trong thời đại hiện nay vừa là một đòi hỏi tự thân của các cơ quan quản lý Nhà nước, đồng thời cũng là một đòi hỏi rất cao của nhu cầu xã hội. Thừa Thiên Huế đã rất sẵn sàng cho điều này. 

Lê Phương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
UNCTAD: Cần chiến lược bền vững để giảm thiểu tác động môi trường của nền kinh tế kỹ thuật số

Mới đây, Cơ quan Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD) đã công bố báo cáo cho thấy tác động đáng kể đến môi trường của lĩnh vực kỹ thuật số toàn cầu và gánh nặng không cân xứng mà các nước đang phát triển phải gánh chịu. Báo cáo nhấn mạnh rằng, trong khi số hóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu và mang lại những cơ hội đặc biệt cho các nước đang phát triển thì hậu quả về môi trường của nó ngày càng trở nên nghiêm trọng. Đáng lưu ý, các nước đang phát triển vẫn bị ảnh hưởng không đồng đều cả về kinh tế và sinh thái do sự phân chia về phát triển và kỹ thuật số hiện có.

UNCTAD Cần chiến lược bền vững để giảm thiểu tác động môi trường của nền kinh tế kỹ thuật số
Return to top