ClockThứ Hai, 11/06/2018 20:44

Manh động, quá khích không phải là biểu hiện của lòng yêu nước

Nhiều chuyên gia và người dân cho rằng, manh động và quá khích không phải là biểu hiện của lòng yêu nước, không phải là việc làm hợp lý, đúng đắn

Cần trừng trị nghiêm những kẻ cầm đầu, gây rối

Trong những ngày qua, một số đối tượng đã lợi dụng lòng yêu nước và sự nhẹ dạ của người dân, lôi kéo tụ tập đông người và có những hành động quá khích ở nhiều địa phương. Thậm chí, nhiều người còn tấn công lực lượng thi hành công vụ, đập phá trụ sở cơ quan, gây mất trật tự an ninh xã hội. Trước sự việc này, nhiều chuyên gia và người dân cho rằng, manh động và quá khích như vậy không phải là biểu hiện của lòng yêu nước, không phải là việc làm hợp lý, đúng đắn.

manh dong, qua khich khong phai la bieu hien cua long yeu nuoc hinh 1
Manh động và quá khích không phải là việc làm hợp lý, đúng đắn.

Theo Luật sư Lê Văn Xuân, Phó Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh Quảng Ninh, người dân bày tỏ ý kiến về Dự thảo Luật đặc khu là một việc làm chính đáng và cần thiết. Tuy nhiên, có nhiều cách để thể hiện ý kiến của mình; biểu tình, kích động không phải là việc làm đúng, càng không phải là thể hiện lòng yêu nước: “Giới luật gia Quảng Ninh chúng tôi hoàn toàn không đồng tình với những việc làm đó, bởi vì trên 1 đất nước có kỉ cương, có pháp luật thì chúng ta tham gia bằng nhiều hình thức.

Với tư cách là công dân, là cử tri thì chúng ta tham gia với Quốc hội, với Hội đồng nhân dân, với những người có thẩm quyền để xem xét trước khi đưa ra bàn luận vấn đề về đặc khu này. Việc lôi kéo, kích động, tụ tập đông người để phản đối 1 chủ trương mà Quốc hội chưa thông qua, đang trong thời kì bàn bạc thì việc đó không phải thể hiện lòng yêu nước, hay là nguyện vọng ý chí của nhân dân”.

Đồng tình với ý kiến của luật sư Lê Văn Sơn, ông Đào Đức Nghĩa ở phường Bạch Đằng, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh cho rằng, người dân cần thể hiện lòng yêu nước một cách đúng đắn, sáng suốt: “Yêu nước phải hiểu là yêu nước đúng, thực chất, xây dựng chứ không bị kẻ địch lợi dụng, chống đối với chủ trương xã hội của Đảng và Nhà nước. Cần phát huy lòng yêu nước ở khắp mọi nơi nhưng không bị lôi kéo bị kẻ xấu lợi dụng đó mới là lòng yêu nước chân chính. Vừa qua, Quốc hội và Chính phủ đã trân trọng ý kiến của cử tri nên quyết định lùi phê chuẩn quyết định này.  Như vậy là ý kiến của cử tri đã được Quốc hội và Chính phủ lắng nghe, ghi nhận và cầu thị vấn đề này”.

Ông Mai Xuân Vĩnh, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng cho rằng, việc làm này không chỉ gây mất trật tự an ninh xã hội mà còn ảnh hưởng đến uy tín của Nhà nước và nhân dân ta: “Một số người đã nghe theo những người kích động, biểu tình, thì đó là việc làm sai pháp luật. Càng không nên đập phá các cơ quan của nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Các cơ quan ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo luật đầu tư của Nhà nước Việt Nam và quốc tế. Bà con chúng ta nên bình tĩnh, sáng suốt, không manh động, không nghe theo kẻ xấu”.

Những ngày qua, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều tin nhắn, clip kêu gọi, rủ rê người dân xuống đường tụ tập, phản đối Dự luật.

Theo bạn Hoàng Thanh Trang, ở thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, chúng ta cần tìm hiểu rõ ràng thông tin, hiểu bản chất vấn đề, không phát tán, lan rộng những tin nhắn, đường link như vậy; đồng thời, tỉnh táo trước những lời lôi kéo của kẻ xấu: “Mọi người ngay cả bạn bè, người thân của mình rất hay chia sẻ những clip hay những khẩu hiệu, những câu nói có nội dung phản đối việc cho thuê đất, có người còn trực tiếp gửi tin nhắn cho mình. Đã là người Việt Nam thì đều yêu nước nhưng theo mình thì mọi người cần nhìn nhận và thận trọng hơn, tìm hiểu kỹ hơn, sâu hơn về vấn đề này đừng để những kẻ xấu lợi dụng lòng yêu nước của chúng ta để làm những việc xấu”.

Sáng nay (11/6), trước khi bước vào phiên thảo luận chính tại hội trường, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đã kêu gọi người dân bình tĩnh, tin tưởng vào quyết định của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là các dự án Luật mà Quốc hội đang thảo luận thì luôn lắng nghe ý kiến của người dân. Mỗi người dân hãy thể hiện lòng yêu nước một cách sáng suốt, để không bị kẻ xấu lôi kéo, lợi dụng để xảy ra những hành động đáng tiếc.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

KỶ NIỆM 76 NĂM NGÀY CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH RA “LỜI KÊU GỌI THI ĐUA ÁI QUỐC” (11/6/1948-11/6/2024):
Thi đua là yêu nước

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn cọi trọng và đề cao vai trò của thi đua ái quốc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Người từng khẳng định: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, những người thi đua là những người yêu nước nhất”. Ngay sau ngày đất nước giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động nhiều phong trào thi đua đó là diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm…

Thi đua là yêu nước
Trộm ngày càng liều lĩnh, manh động

Các đối tượng trộm cắp tài sản (TCTS) rất liều lĩnh và manh động. Chúng sẵn sàng chống trả lại người dân và lực lượng chức năng nếu bị phát hiện truy đuổi.

Trộm ngày càng liều lĩnh, manh động
Một bức thư giàu lòng yêu nước

Theo sắc lệnh của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, những gia đình có hơn ba người con đầu quân (đi Vệ Quốc đoàn) sẽ được ghi công và ân thưởng.

Một bức thư giàu lòng yêu nước
Return to top