ClockThứ Bảy, 02/07/2016 19:55

Một đề xuất cho đàn âm hồn

TTH - Hàng năm, vào ngày 23 tháng 5 âm lịch, lễ tưởng niệm vong linh các binh sĩ, đồng bào tử nạn trong biến cố Thất thủ kinh đô (năm 1885) đều được tổ chức trang trọng tại đàn Âm Hồn, trở thành nét sinh hoạt tâm linh của người dân Huế.

Theo sử liệu, năm 1894, vua Thành Thái cho xây đàn Âm Hồn trên nền đất của trại lính Thần Cơ (pháo binh) triều Nguyễn, thuộc phường Huệ An cách Kỳ Đài, Ngọ Môn chừng 300m. Vào ngày 23 tháng 5, triều đình cho tổ chức tại đây một đại lễ long trọng. Sau buổi lễ, lần lượt các miếu Âm Hồn, nhà dân trong thành phố đều lập bàn thờ trước nhà, ngã ba, ngã tư  để cúng tế cho đến hết ngày 30 tháng 5 âm lịch.

Sau 1945, khi chế độ quân chủ triều Nguyễn không còn, các bô lão ở  phường Huệ An  tự nguyện lập Phổ Phước Lợi để duy trì việc thờ tự, cúng tế tại đàn Âm Hồn. Ban đầu, Phổ có gần 100 gia đình tham gia, tự  nguyện đóng quỹ cho việc hương khói. Hơn 60 năm hình thành, đến nay, Phổ  Phước Lợi đã qua 4 đời trưởng phổ. Theo các bậc cao niên, có thời điểm, để tránh tai mắt của thực dân Pháp và ngụy quyền, bà con phải dời địa điểm nhưng đúng ngày 23/5 vẫn bí mật đội lễ phẩm lên cáo tại đàn Âm Hồn.

Trong trí nhớ của các bô lão phường Huệ An xưa, đàn Âm Hồn từng có ngôi đền rộng  (xây gạch, có nhà che bằng gỗ lợp ngói, có án thờ và bài vị sơn son thếp vàng, thờ vong linh những người hy sinh trong ngày kinh đô thất thủ) và một ngôi nhà rường giữ đồ cúng, tư liệu. Trong chiến tranh, ngôi nhà bị bom đạn làm sụp đổ, chỉ còn ngôi đền. Năm 1987, ngôi đền bị san bằng để thành lập hợp tác xã sản xuất mộc mỹ nghệ. Thay vào đó, người ta cho xây một cái am nhỏ, làm nơi thờ tự, cúng tế, tồn tại cho đến nay. 

Trải qua bao thăng trầm, tháng 12/2013, đàn Âm Hồn được công nhận Di tích Lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Trong tâm thức người dân Huế, từ lâu, đàn Âm Hồn đã là một trong ba biểu tượng Thiên–Địa-Nhân gắn với đàn Nam Giao- đàn Xã tắc- đàn Âm Hồn. Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử gọi đàn Âm Hồn là đài liệt sĩ chống ngoại xâm của Việt Nam dưới triều Nguyễn.

Với ý nghĩa quan trọng và lâu đời, đàn Âm Hồn rất cần được phục hồi, gắn với lễ tưởng niệm vong linh những binh sĩ yêu nước thời Hàm Nghi, đã đứng lên kháng Pháp, bằng một cuộc binh biến đẫm máu. Giới du lịch cho rằng, nếu được phục hồi, đàn Âm Hồn sẽ trở thành điểm đến tâm linh có ý nghĩa nhân văn đối với du khách khi đến Huế, nhất là vào những dịp cuối tháng 5 âm lịch, để nhắc nhở mai sau về một sự kiện lịch sử không thể nào quên.

NHẬT NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khi người dân vươn lên thoát nghèo

Khi người dân phát huy được vai trò chủ thể, họ vượt qua được khó khăn, vươn lên thoát nghèo bền vững. Nhờ thế, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện Phú Vang giảm đáng kể so với đầu năm nay.

Khi người dân vươn lên thoát nghèo
Trao quà trị giá gần 127 triệu đồng cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

Ngày 22/11, tại thị trấn Phú Đa (Phú Vang), Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam cùng Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo- Người tàn tật vàTrẻ mồ côi tỉnh Lâm Đồng phối hợp Hội Người khuyết tật- Bảo trợ người khuyết tật & trẻ mồ côi Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình trao quà hỗ trợ cho người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh bị thiệt hại do cơn bão số 6,với tổng trị giá gần 127 triệu đồng.

Trao quà trị giá gần 127 triệu đồng cho người dân có hoàn cảnh khó khăn
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế

Hội thảo khoa học "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế" do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức chiều 22/11 tại TP. Huế. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân, cùng đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top