ClockThứ Bảy, 27/04/2019 12:08

Một vị tướng văn võ song toàn

TTH - Hay tin nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh lâm trọng bệnh, vừa từ trần, hình ảnh những lần được tiếp xúc, làm việc với anh khi anh về thăm quê hương Thừa Thiên Huế lần lượt hiện về trong tôi với những cảm xúc bồi hồi, xúc động...

Đồng chí Lê Đức Anh - Vị tướng tài ba, nhà lãnh đạo xuất sắc

 Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh trong một lần gặp gỡ cán bộ, Nhân dân Thừa Thiên Huế

Hướng về đồng chí với lòng ngưỡng mộ

Tôi đã đọc hết cuốn hồi ký của anh và nhiều tư liệu khác có liên quan đến cuộc đời và hoạt động đầy sôi nổi của anh từ thuở thiếu thời ở quê nhà; đến những tháng ngày lăn lộn chiến đấu ở chiến trường Nam bộ ác liệt, trước khi anh trở thành người đứng đầu quân đội, là Ủy viên Bộ Chính trị, được bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước. Chúng tôi luôn hướng về anh với lòng ngưỡng mộ đối với một cán bộ lão thành, một người vào sinh ra tử và có nhiều đóng góp nổi bật cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng.

Tuy đã được đồng chí Vũ Thắng, nguyên UVTW Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy và một số đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh khác kể chuyện về anh nhiều lần, nhất là sau các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, V, VI, VII, nhưng chỉ đến khi anh về thăm tỉnh nhà sau Đại hội VIII, tôi mới được trực tiếp gặp và nghe anh nói chuyện với cán bộ chủ chốt toàn tỉnh tại cơ quan Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế.

Bài phát biểu hết sức ngắn gọn, khúc chiết của anh là một sự khái quát cao đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, một sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn về kiên định phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, về đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ quốc tế; về phát huy vai trò kinh tế tư nhân đi đôi với chăm lo củng cố kinh tế quốc doanh và hợp tác xã; về đổi mới và chỉnh đốn Đảng để đáp ứng yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới. 

Từ năm 1995 đến khi nghỉ hưu, tham gia đại biểu Quốc hội khóa XI, mỗi năm tôi đều được gặp mặt đồng chí Lê Đức Anh từ 2 đến 3 lần trong và ngoài các kỳ họp của Quốc hội.

Chúng tôi rất ngạc nhiên vì nơi ở và phòng tiếp khách tại nhà công vụ một cán bộ chủ chốt của Đảng và Nhà nước lại hết sức giản dị, không có những vật dụng cầu kỳ, đắt tiền. Tuy vậy, nhờ được bài trí gọn gàng, ngăn nắp nên vẫn tạo ra khung cảnh trang nghiêm, gần gũi; đảm bảo các chức năng sinh hoạt cần thiết. Đồng thời, vẫn sắp xếp được một phần không gian nhỏ dành cho Chủ tịch nước luyện tập thể dục thường xuyên ngoài giờ làm việc.

Luôn dành tình cảm tốt đẹp cho quê hương

Đồng chí Lê Đức Anh luôn dành tình cảm tốt đẹp cho các lãnh đạo tỉnh và bà con cô bác ở quê hương. Đồng chí hỏi thăm cặn kẽ về tình hình phát triển kinh tế- xã hội của Thừa Thiên Huế; những khó khăn, vướng mắc mà địa phương đang cần tháo gỡ. Những đề xuất hợp lý của chúng tôi đều được đồng chí giao cho trợ lý ghi chép đầy đủ và thường trực tiếp có ý kiến yêu cầu các cơ quan liên quan của Đảng và Nhà nước xem xét giải quyết một cách kịp thời.

Các chương trình, dự án trọng điểm như: dự án xây dựng cảng nước sâu và khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô; dự án hồ Tả Trạch, đập Thảo Long; chương trình khắc phục hậu quả trận lũ lụt lịch sử năm 1999 đã được đưa vào kế hoạch và triển khai có kết quả là nhờ sự quan tâm của lãnh đạo Đảng và Nhà nước.

Việc dự án xây dựng cảng Chân Mây được đưa vào nội dung Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng là nhờ sự tác động liên tục của nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh.

Một số dự án liên quan đến quốc phòng, an ninh và tăng cường cơ sở vật chất của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh cũng được đồng chí Lê Đức Anh trao đổi trực tiếp với các đồng chí Đại tướng, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phạm Văn Trà, Phùng Quang Thanh sau khi chúng tôi đến làm việc với các cơ quan chuyên môn của Bộ Quốc phòng.

Nhớ những lời dặn dò

Mỗi khi trao đổi, chuyện trò, đồng chí Lê Đức Anh đều nhắc nhở chúng tôi luôn quan tâm đến công tác dân vận và thực hiện tốt chính sách hòa hợp dân tộc. Đồng chí cho rằng, do âm mưu của các thế lực thù địch và vì nhiều lý do khác nên vẫn còn một bộ phận nhân dân trong nước chưa thật thông suốt với một số chủ trương, chính sách cụ thể và cách tổ chức thực hiện của cán bộ, công chức nhà nước. Điều đó làm ảnh hưởng đến lòng tin đối với Đảng và Nhà nước; đến tinh thần phấn khởi và quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội. Phải tìm hiểu để cảm thông sâu sắc với đời sống vật chất, tinh thần của mỗi nhà, mỗi người; nắm vững tâm tư nguyện vọng của họ, nhằm chủ động giúp họ vượt qua khó khăn cụ thể để hòa nhập tốt với cộng đồng xã hội.

Đối với kiều bào nước ta ở hải ngoại cũng vậy, một số người còn giữ mặc cảm vì đã tham gia hoạt động trong bộ máy của chế độ cũ; một số người khác đã tìm cách rời bỏ đất nước sau chiến tranh. Tuy hoàn cảnh mỗi người có khác nhau, thái độ đối với chế độ mới của mỗi người cũng ít nhiều có sự khác biệt, đòi hỏi phải có cách tiếp cận đúng đắn, đầy tính nhân văn mới có thể từng bước thuyết phục họ.

Đồng chí Lê Đức Anh cho rằng, để khơi dậy sức mạnh của dân tộc thì phải chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở kiên trì làm tốt công tác dân vận; tuyên truyền và vận dụng đúng đắn chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và tận tụy, mẫu mực trong công việc. Phải đi từ mẫu số chung là tình yêu quê hương, đất nước; tình cảm gia đình, họ hàng, bằng hữu để khơi dậy những nhân tố tích cực của mỗi người, rút ngắn khoảng cách vô hình không đáng có. Việc hạn chế mức độ chống đối của những người đang có thái độ cực đoan, tiến tới thu phục được nhân tâm của họ là một chặng đường có thể dài nhưng không phải không thực hiện được.

Cuộc sống thấm đẫm tính nhân văn của đồng chí Lê Đức Anh thực sự là tấm gương đối với lực lượng trẻ. Tính nhân văn đó là nếp suy nghĩ và việc làm hàng ngày của người đứng đầu Nhà nước; sự cống hiến trong những giai đoạn có tính bước ngoặt của sự nghiệp cách mạng, trong những chặng đường gian nan của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa sau ngày đất nước thống nhất, để từng bước thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

Đồng chí Lê Đức Anh là một vị tướng văn võ toàn tài, một nhà cách mạng kiên trung, cống hiến hết mình cho hạnh phúc của Nhân dân, vì sự phát triển và hội nhập của đất nước.

Bài: NGUYỄN VĂN MỄ - Ảnh: TƯ LIỆU CỦA VĂN PHÒNG TỈNH ỦY

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vô cùng thương tiếc đồng chí Tổng Bí thư kính mến!

Ðồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kính mến từ trần là một mất mát to lớn của toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân ta và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; là niềm tiếc thương khôn xiết đối với bạn bè quốc tế. Gia đình đồng chí mất đi một người thân rất đỗi yêu thương, không gì có thể bù đắp nổi.

Vô cùng thương tiếc đồng chí Tổng Bí thư kính mến
Lê Đức Anh, người con quê hương trong chiến dịch Hồ Chí Minh

Miền Nam được giải phóng, Sài Gòn giữ được gần như nguyên vẹn, sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta toàn thắng. Trong đó, có công lao, những đóng góp và tên tuổi của Đại tướng Lê Đức Anh - người con của vùng đất Cố đô Huế, người đã cùng viết nên chiến thắng vẻ vang của lịch sử dân tộc.

Lê Đức Anh, người con quê hương trong chiến dịch Hồ Chí Minh
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ được phân công

Ngày 26/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ như sau: 1. Xem xét cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ được phân công
KỶ NIỆM 110 NĂM NGÀY SINH ĐẠI TƯỚNG NGUYỄN CHÍ THANH (1/1/1914 – 1/1/2024)
Một vị tướng đức tài tròn vẹn, trí dũng song toàn

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (1914 – 1967), người con ưu tú của quên hương Thừa Thiên Huế, vị Đại tướng lừng danh của Quân đội nhân dân Việt Nam, nhà chính trị - quân sự lỗi lạc của Đảng, Quân đội và Nhân dân ta. Tài năng quân sự của ông từ thời chống Pháp đã được báo chí Pháp tôn vinh là “cứu tinh của Bình-Trị-Thiên khói lửa”, bởi “Ngay từ những năm khói lửa đầu tiên, đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã thể hiện tài nghệ của mình, trong đó cơ bản nhất là tổ chức dân, nắm lại dân, dựa vào dân để tổ chức lực lượng đánh địch” như lời nhận xét của cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu.

Một vị tướng đức tài tròn vẹn, trí dũng song toàn
Return to top