ClockThứ Năm, 18/03/2021 08:31

Mùa rau “chín”

TTH - Cậu tôi nhổm người đứng dậy, và sau chừng hơn chục phút đã mang về một ôm cải to. “Con mang về mà ăn. Có sức thì để cậu cắt thêm. Năm ni rau được mùa dữ lắm nên giá rẻ như cho. Cậu không bán được nên cũng đang để tràn lan ngoài nương…”.

Mùa hoa cải vàngXới lại mảnh vườn

 

Tôi ôm bó rau vừa hái, tự dưng thấy nghèn nghẹn, dù bàn tay cậu thô ráp mà nhẹ nhàng đậu xuống vai mấy nhịp vỗ về: “Can chi mô con. Năm nay thời tiết thuận, rau trái được nhiều nên mất giá. Mà có riêng cậu mô, cả làng ni, cả tỉnh và có khi là khắp nơi người trồng rau đều như cậu cả thôi. Thua keo này rồi ta bày keo khác thôi con!”.

Những điều vừa được nghe, làm tôi nghĩ khác về vườn cải vàng hoa suốt dọc bên đường. Cũng từ lúc ấy, màu hoa ngò dìu dịu trên cánh đồng đã vương vấn nỗi niềm khác, hiểu vì sao những bí những bầu xanh non ven đường lại lay lắt mãi trong phiên chợ…

Giá rau vụ xuân trên địa bàn tỉnh giảm từ 70% đến 80% là con số được khảo sát ngay sau đó từ các nhà báo. Đây cũng là mức giá chênh kỷ lục ở thời điểm trước và sau tết. Lần trò chuyện trước, cậu tôi cũng nói về sự ào ạt xuống giống của bà con làng mình do được hỗ trợ phân, giống rau củ các loại. Nhớ cậu nói, năm ni làm đồng loạt nên ai cũng thua cả, nên rau cứ rứa mà “chín” trên nương, trên vườn. Nhớ mình cũng đã hào hứng lắm khi cùng đoàn cứu trợ đi phát hạt giống, phân bón đến từng hộ dân những ngày sau lũ. Chọn một phương thức hữu ích để hỗ trợ bà con là điều mà chúng tôi đã thảo luận rất nhiều, nhưng thực tế lại cho thấy rằng, cần phải có những cách hỗ trợ sát sao và sâu sắc hơn dựa trên tính bao quát, lượng giá tổng thể.

Không thể giải cứu mãi rau trái, hoa quả, trái cây các loại… cho nhà nông là điều đã được đề cập đến rất nhiều lần. Ngoại trừ rủi ro do tác động từ dịch bệnh, cần một sự điều chỉnh để tạo ra vùng chuyên canh, những mùa rau quả trái vụ và cơ bản nhất, định lượng được sức tiêu thụ của thị trường là điều bao giờ nhà nông cũng cần được hỗ trợ. Những điều này, tất nhiên phải đến từ các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia nông học và sự tham gia điều tiết của chính quyền. Vấn đề là ở chỗ, vì sao những câu chuyện này được bàn bạc, thảo luận không ít từ các diễn đàn, hội thảo, hội nghị hay bàn tròn… nhưng có những mùa rau “chín”, và nói cách khác là người dân vẫn phải chấp nhận rủi ro, thua thiệt.

Không để người nông dân cô lập trong ốc đảo của mình là cách đề cập của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, nhằm nâng cao tri thức, khơi gợi sự thay đổi trong cách nghĩ, cách làm, khuyến khích người nông dân thiết lập những mối quan hệ cộng đồng bền chặt, để không bị lẻ loi, không bị rơi lại phía sau.

Hiểu theo cách này, nếu đặt mình vào vị trí của người nông dân, chắc chắn người nông dân sẽ có sự đồng hành tốt từ sự đồng hành và hoạch định chính sách. Và như thế, chắc chắn sẽ ít gặp những mùa rau “chín” trong bời bời nỗi niềm của bà con, cô bác như tôi đã từng gặp.

An Nguyễn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Âm thanh đáng sợ

Việc chấp nhận phải sống chung với các giọng ca đám cưới là điều bất đắc dĩ, kể từ khi quán cà phê bên hông trở thành nhà hàng tiệc cưới.

Âm thanh đáng sợ
Mùa rau chẵn lẻ

Cá khoai vào mùa, cũng là lúc rau chẵn lẻ bắt đầu “rộ” với những đám rau xanh mướt, mơn mởn nằm trải dài trên những động cát gần bờ biển. Trước đây, nó chỉ là loài rau dại đúng nghĩa. Nhưng khi mà không chỉ dân biển, dân quê biết ăn rau chẵn lẻ mà dân thành phố cũng tấm tắc khi ăn cá khoai cùng rau chẵn lẻ, hay rau chẵn lẻ bóp, trộn là món “đặc sản” trong các quán nhậu, nhà hàng thì rau chẵn lẻ bắt đầu được lên đời.

Mùa rau chẵn lẻ
Nhìn từ trên cao

Thực ra thì nhìn từ mặt đất hay nhìn từ những tầng cao khác đều có những cái hay riêng. Vấn đề là ở chỗ biết chọn lọc, lắng nghe một cách cầu thị để cùng nhau hướng đến sự phát triển.

Nhìn từ trên cao
Return to top