ClockThứ Hai, 03/06/2019 14:27

Năm 2020, Quốc hội giám sát tối cao chuyên đề phòng, chống xâm hại trẻ em

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng 3/6, Quốc hội làm việc tại Hội trường, nghe Tờ trình và thảo luận về dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội năm 2020.

Tranh luận đến cùng tại Quốc hội, làm sáng tỏ những vấn đề xã hội quan tâmChủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ làm việc với Hiệp hội Công nghiệp Di sản Văn hóa Hàn QuốcLợi nhuận của ngành công nghiệp hàng không toàn cầu suy giảm trong năm 2019Thông cáo số 10, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV

Đại biểu Quốc hội lấy ý kiến về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2020. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Tờ trình về dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội năm 2020 do Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày trước Quốc hội nêu rõ: Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ xem xét các báo cáo của Chính phủ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2019; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2020; báo cáo về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2018; báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 8 và các báo cáo khác của các cơ quan hữu quan theo quy định của pháp luật. Quốc hội chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu; xem xét báo cáo giám sát chuyên đề và báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện kiến nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội (nếu có).

Tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội sẽ xem xét các báo cáo của Chính phủ: Về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2020 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2021; công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án; tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; báo cáo của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 9, việc tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo; báo cáo công tác năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước và các báo cáo khác của các cơ quan hữu quan theo quy định của pháp luật.

Quốc hội xem xét các báo cáo và tiến hành chất vấn việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn tại kỳ họp, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chất vấn tại phiên họp; xem xét báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện kiến nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội (nếu có).

Theo Tờ trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định 1 trong 2 chuyên đề: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em; việc thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam là thành viên.

Tán thành giám sát tối cao về phòng, chống xâm hại trẻ em

Qua thảo luận, nhiều đại biểu Quốc hội tán thành với Tờ trình về dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Các đại biểu thể hiện sự đồng tình với tiêu chí lựa chọn nội dung giám sát chuyên đề phải là vấn đề bức xúc, nổi lên ở tầm vĩ mô hoặc ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế - xã hội, được đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân quan tâm; gắn với việc xây dựng, thi hành pháp luật; không trùng với các chuyên đề giám sát đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát trong thời gian 18 tháng tính đến thời điểm đề xuất. Đồng thời các chuyên đề giám sát phải bảo đảm cân đối, phù hợp giữa các lĩnh vực; phạm vi giám sát phù hợp với điều kiện thực hiện của các cơ quan của Quốc hội.

Trong phiên thảo luận, các đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum), Nguyễn Thanh Xuân (Cần Thơ), Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương) và nhiều đại biểu khác tán thành việc lựa chọn chuyên đề 1: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.

Theo đại biểu Triệu Thị Thu Phương (Bắc Kạn), cần thiết lựa chọn chuyên đề 1 để tiến hành giám sát bởi trẻ em là đối tượng quan trọng, rất cần được gia đình và cả xã hội bảo vệ. Đặc biệt, thời gian gần đây liên tục xảy ra các vụ việc xâm hại trẻ em đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc cần có một cơ chế bảo vệ, tạo lá chắn vững chắc hơn để bảo vệ trẻ em.

Theo đại biểu, thời gian qua Quốc hội, Chính phủ đã luôn quan tâm, chỉ đạo sâu sát công tác bảo vệ trẻ em, như việc Quốc hội ban hành Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự, Luật Trẻ em... Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều giải pháp phòng, chống bạo lực xâm hại trẻ em và phê duyệt Chương trình Bảo vệ trẻ em 2016-2020; thành lập Ủy ban Quốc gia về trẻ em... Tuy nhiên tình hình xâm hại trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình dục, bạo lực học đường vẫn diễn biến rất phức tạp, gây bức xúc trong xã hội.

Đại biểu dẫn số liệu được Thư viện Quốc hội cung cấp về tình hình trẻ em bị bạo lực, xâm hại trong 2 năm 2017-2018 và quý I/2019. Theo đó, toàn quốc xẩy ra 3499 vụ với 3546 trường hợp trẻ em bị xâm hại được phát hiện, trong đó trẻ em bị xâm hại tình dục chiếm hơn 60%. "Những con số này chỉ là phần nổi của tảng băng chìm", bởi theo đại biểu những hành vi xâm hại trẻ em khi chạm ngưỡng hình sự mới bị xử lý. Trên thực tế, con số này còn rất lớn vì trẻ em và gia đình nạn nhân không tố giác bởi tâm lý e ngại thông tin sẽ ảnh hưởng tới gia đình họ.

Đại biểu Triệu Thị Thu Phương nhấn mạnh, trẻ em bị xâm hại tình dục bởi chính người thân trong gia đình chiếm tỷ lệ cao với 21,3%; gần 60% trẻ em bị xâm hại bởi hàng xóm, người quen; ước tính khoảng 68,4% trẻ từ 1 - 14 tuổi phải chịu ít nhất 1 hình phạt về thể chất hoặc tâm lý bởi người thân trong gia đình...

Lý giải thực trạng này, đại biểu cho rằng do luật pháp bảo vệ trẻ em ở nhiều nơi còn chưa được quan tâm đúng mức, kịp thời; không ít trẻ em thiếu sự quan tâm chăm sóc, giáo dục, bảo vệ cần thiết nên bị xâm hại cả thể xác và tinh thần; nhiều vụ việc xâm hại trẻ em chưa được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, có vụ việc xử lý chưa nghiêm; văn bản quy phạm pháp luật còn có khoảng trống nhất định, đồng thời còn thiếu các quy định triển khai chính sách để bảo vệ trẻ em, thiếu đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em và thiếu sự quan tâm giám sát của các cơ quan dân cử.  

Tán thành việc lực chọn chuyên đề 1, nhưng đại biểu Nguyễn Thanh Xuân (Cần Thơ) đề nghị không chỉ giám sát một chuyên đề tại Kỳ họp 9, với lý do như Tờ trình nêu là để dành thời gian cho Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc và tổng kết nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV. Theo đại biểu, thực tiễn đang đặt ra nhiều vấn đề cần giám sát và năm 2020 là năm sắp hết nhiệm kỳ khóa XIV, Quốc hội không giám sát sẽ chuyển cho nhiệm kỳ mới nhiều nội dung.

Đại biểu Nguyễn Thanh Xuân đề nghị giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường giai đoạn 2015-2020. Thời gian qua, vấn đề này dù luôn được thanh kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm, nhưng tình hình vi phạm vẫn diễn biến phức tạp, nhiều vụ xả trộm chất thải trực tiếp, gây sự cố môi trường nghiêm trọng, nhiều vụ vi phạm liên tiếp được phát hiện ở các địa phương. Hậu quả do vi phạm môi trường, do sự cố môi trường gây ra, ảnh hưởng nặng nề đến tình hình phát triển kinh tế xã hội, sức khỏe của nhân dân. Bên cạnh đó, pháp luật về môi trường thường xuyên được sửa đổi, bổ sung, nhưng đến nay bộc lộ những bất cập nhất định cần tiếp tục hoàn thiện, nhất là trách nhiệm bảo vệ môi trường của các cơ quan, tổ chức, chế tài xử phạt…

Cuối phiên thảo luận, với 79,13% đại biểu tán thành, Quốc hội đã quyết định lựa chọn giám sát tối cao năm 2020 chuyên đề 1: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.

Điều hành thảo luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho biết, Quốc hội sẽ ban hành nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề; Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để bảo đảm việc triển khai thực hiện đạt kết quả cao.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Sáng 20/12, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8, bao gồm: Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Di sản văn hóa; Luật Công chứng; Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Công đoàn; Luật Dữ liệu; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Phòng, chống mua bán người.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua
Gấp rút triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Sáng 3/12, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp để nghe báo cáo triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của thành phố Huế trực thuộc Trung ương.

Gấp rút triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về thành phố Huế trực thuộc Trung ương
Thành phố Huế trực thuộc Trung ương có 9 đơn vị cấp huyện, 133 đơn vị cấp xã

Ngày 30/11, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 175/2024/QH15 về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương (NQ175); cùng thời điểm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ban hành Nghị quyết 1314/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố Huế giai đoạn 2023-2025 (NQ 1314). Các nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương có 9 đơn vị cấp huyện, 133 đơn vị cấp xã

TIN MỚI

Return to top