ClockThứ Ba, 06/06/2017 18:07

Nâng thời hạn của giấy phép khai thác thủy sản lên 5 năm

Quy định về thời hạn của Giấy phép thai thác thủy sản theo dự thảo Luật thủy sản (sửa đổi) được nâng lên từ 12 tháng thành 60 tháng nhằm giảm thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp. Đây là một trong những điểm mới của dự thảo Luật Thủy sản (sửa đổi).

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường trình bày Tờ trình dự án Luật Thủy sản (sửa đổi). Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Trong phiên làm việc sáng nay 6/6 của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật thủy sản (sửa đổi).

Theo tờ trình của Chính phủ, dự án Luật gồm có 8 Chương, 100 điều; trong đó, kế thừa 12 điều; sửa đổi 50 điều; bổ sung mới 38 điều. 

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết, so với Luật Thủy sản 2003, dự án Luật bổ sung 1 chương (Kiểm ngư), bỏ 3 chương: Hợp tác quốc tế về hoạt động thủy sản; Quản lý nhà nước về thủy sản; Khen thưởng và xử lý vi phạm. Nội dung về hợp tác quốc tế và quản lý nhà nước về thủy sản được lồng ghép vào các chương và quy định cụ thể tại Điều 7 và Điều 9 trong Chương quy định chung của dự thảo Luật.

Luật thủy sản (sửa đổi) có những điểm mới như: Quy định cấp hạn ngạch Giấy phép thai thác thủy sản và thay đổi thời hạn của giấy phép (Điều 51, Điều 52); Thay đổi tiêu chí cấp Giấy phép khai thác thủy sản và đăng kiểm tàu cá từ công suất máy (CV) sang tổng dung tích (GT) và chiều dài lớn nhất của tàu (Điều 67); Xã hội hóa công tác đăng kiểm tàu cá (Điều 68, Điều 69); Quy định quản lý đối với sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản không dùng làm thực phẩm (Điều 39); ) Quy định về Kiểm ngư trung ương và Kiểm ngư cấp tỉnh tại 28 tỉnh, thành phố ven biển (Điều 91)...

Trong đó, với quy định cấp hạn ngạch Giấy phép thai thác thủy sản và thay đổi thời hạn của giấy phép, dự thảo Luật quy định nâng thời hạn giấy phép khai thác từ 12 tháng lên 60 tháng  nhằm giảm thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp; phù hợp với tình hình thực tiễn; phù hợp với kỳ điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản (5 năm).

Quy định cấp hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản nhằm từng bước quản lý sản lượng khai thác, kiểm soát có hiệu quả các nghề làm suy giảm nguồn lợi thủy sản; kiểm soát đóng mới và phát triển tàu cá theo nhóm nghề; là công cụ quản lý hữu hiệu mà phần lớn các quốc gia hiện nay đang áp dụng để quản lý nguồn lợi thủy sản. 

“Nguồn lợi thủy sản là nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo, do đó nếu được quản lý chặt chẽ và sử dụng hợp lý sẽ đảm bảo trữ lượng nguồn tài nguyên này phát triển ổn định và bền vững. Quy định trong dự thảo nhằm phù hợp với xu hướng quản lý nguồn lợi thủy sản của các nước trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt, trong tình hình nguồn lợi thủy sản đang có dấu hiệu suy giảm”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật thủy sản (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng cũng cho biết: “Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhất trí với việc đổi mới trong việc cấp giấy phép khai thác thủy sản và thống nhất khai thác thủy sản phải được quản lý bằng hạn ngạch để bảo vệ, tái tạo và phục hồi nguồn lợi thủy sản hợp lý và bền vững. Thời hạn của giấy phép 60 tháng như quy định trong dự thảo Luật (điểm a Khoản 2 Điều 51) là phù hợp với thời hạn điều tra, đánh giá và công bố trữ lượng nguồn lợi thủy sản”.

Riêng về thẩm quyền giao, cho thuê mặt nước biển (Điều 44), Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc việc giao UBND cấp tỉnh có thẩm quyền giao, cho thuê mặt nước biển, vì khó khả thi đối với các dự án có quy mô đầu tư trên diện tích lớn, ảnh hưởng đến nhiều tỉnh. 

Mặt khác, đối với mô hình nuôi khơi (nuôi xa bờ), theo Nghị định 51/2014/NĐ-CP về quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển, UBND cấp tỉnh chỉ có thẩm quyền giao, cho thuê từ vùng biển 3 hải lý trở vào.

“Bên cạnh đó, do đặc thù của mô hình này là xa vùng bờ nên khó kiểm soát và ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng, cần có sự đánh giá tổng hợp của các cơ quan chuyên ngành Trung ương. Do vậy, đề nghị Ban soạn thảo quy định thẩm quyền giao, cho thuê đối với những trường hợp này cho Chính phủ hoặc cấp Bộ; quy định chi tiết trách nhiệm của Chính phủ, các Bộ liên quan trước khi giao, cho thuê mặt nước biển”, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng nhấn mạnh.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thảo luận Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi):
Phân cấp, phân quyền tạo ra hiệu quả cao trong trùng tu di sản

Tại phiên thảo luận tại hội trường về Dự thảo Luật Di sản văn hoá (sửa đổi) chiều 23/10, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Nguyễn Thị Sửu đã dẫn chứng về công tác bảo tồn, trùng tu di sản Huế để góp ý cho dự thảo.

Phân cấp, phân quyền tạo ra hiệu quả cao trong trùng tu di sản
Nỗi lòng đã được lắng nghe

Sau nhiều năm không có phụ cấp, Bộ Y tế xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong việc hỗ trợ hàng tháng đối với nhân viên y tế (NVYT) thôn bản tại các tổ dân phố. Điều này thể hiện sự quan tâm của ngành Y tế, góp phần bảo đảm tính công bằng trong chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an sinh xã hội.

Nỗi lòng đã được lắng nghe
Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi năm 2024: Thêm người cao tuổi hưởng hưu trí xã hội, trợ cấp tháng

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi năm 2024 vừa được Quốc hội thông qua mở rộng thêm sàn an sinh xã hội khi dành hẳn một chương quy định về trợ cấp hưu trí xã hội và trợ cấp tháng, hướng tới đảm bảo an sinh cho người cao tuổi. Phóng viên đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Duy Cường, Vụ Phó Vụ Bảo hiểm xã hội (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội - LĐTBXH) xung quanh vấn đề này.

Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi năm 2024 Thêm người cao tuổi hưởng hưu trí xã hội, trợ cấp tháng

TIN MỚI

Return to top