ClockThứ Hai, 07/11/2022 07:49

Ngày 7/11, Quốc hội thảo luận về 2 dự thảo Nghị quyết và 2 dự án Luật

Theo chương trình kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khóa XV, ngày 7/11 các đại biểu sẽ thảo luận về 2 dự thảo Nghị quyết của Quốc hội và 2 dự án Luật.

Từ 7 - 11/11: Quốc hội biểu quyết, thông qua một số luật, nghị quyếtThông cáo báo chí số 14, Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XVNgày 5/11, Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực Thanh tra

Ngày 7/11, Quốc hội thảo luận về 2 dự thảo Nghị quyết và 2 dự án Luật. Ảnh: TTXVN.

Trong phiên họp buổi sáng, Quốc hội sẽ nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi). Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi).

Tiếp đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá. Bộ trưởng Bộ Công an phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Buổi chiều, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Giá (sửa đổi) và dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi).

Trước đó, trong phiên họp buổi chiều ngày 5/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội tiếp tục nghe Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong trả lời chất vấn đối với nhóm vấn đề thứ tư thuộc lĩnh vực thanh tra. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.

Sau đó, Quốc hội nghe Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu kết thúc chất vấn nhóm vấn đề thứ tư, trong đó nhấn mạnh: Thanh tra là một chức năng thiết yếu, quan trọng trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp nói riêng và kiểm soát quyền lực nhà nước nói chung. Hoạt động thanh tra được thực hiện rộng khắp, với phương châm "ở đâu có quản lý thì ở đó có thanh tra".

Trong thời gian qua, cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác thanh tra và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được quan tâm, tăng cường, góp phần quan trọng trong kiểm soát quyền lực nhà nước và củng cố, tăng cường niềm tin của cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, công tác thanh tra và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vẫn còn những tồn tại, hạn chế, chưa theo kịp yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý nhà nước, cần tiếp tục có những giải pháp khả thi nhằm thực hiện tốt chính sách pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Tại kỳ họp này, Quốc hội đã dành thời gian xem xét thông qua Luật Thanh tra (sửa đổi), xem xét về báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nhất là việc Quốc hội lựa chọn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực thanh tra để tiến hành chất vấn đã cho thấy công tác thanh tra và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngày càng được Quốc hội quan tâm và tăng cường giám sát.

Phiên chất vấn diễn ra sôi nổi, cơ bản bám sát nội dung chủ đề đã đặt ra, có trọng tâm, trọng điểm, với tinh thần thẳng thắn, khách quan, xây dựng, phản ánh được ý kiến trăn trở, bức xúc của cử tri và nhân dân. Tuy lần đầu tiên trả lời chất vấn trước Quốc hội nhưng với kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, điều hành trong thời gian qua, Tổng Thanh tra Chính phủ đã nắm rõ tình hình, thực trạng vấn đề thuộc lĩnh vực phụ trách, trả lời đầy đủ, bao quát và đề xuất được một số giải pháp cho thời gian tới.

Từ 14h50 đến 16h50 cùng ngày, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội nghe Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm rõ các vấn đề liên quan và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Đã có 19 đại biểu Quốc hội chất vấn Thủ tướng Chính  phủ, tập trung vào các nội dung: Quan điểm của Đảng, Chính phủ về một số định hướng đối ngoại cơ bản; khó khăn, vướng mắc và biện pháp tháo gỡ trong lĩnh vực văn hóa; nguyên nhân của việc chậm ban hành nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ của các Bộ, ngành; những kinh nghiệp rút ra từ đại dịch COVID-19 trong công tác điều hành kinh tế vĩ mô; tình hình chỉ đạo triển khai việc lập các quy hoạch, giải pháp trong thời gian tới; các giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, chống biến đổi khí hậu; giải pháp để tiếp tục duy trì phát triển kinh tế cho năm 2023 và các năm tiếp theo; tình trạng quá tải của công chức cấp xã; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng; những quan điểm chính và trụ cột trong cải cách thể chế; định hướng đối với việc phát triển hạ tầng chiến lược; chính sách phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; vấn đề xây dựng thương hiệu trong hợp tác công tư; giải pháp để đạt được mục tiêu về kinh tế số; việc phân cấp, phân quyền gắn với cải cách hành chính; việc sửa chữa, nâng cấp tài sản công.

Từ 16h50 đến 17h cùng ngày, Quốc hội nghe Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc phiên chất vấn và trả lời chất vấn.

Phát biểu nêu rõ: Sau 2,5 ngày làm việc rất khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ, trí tuệ, sôi nổi trên tinh thần xây dựng và trách nhiệm cao, Quốc hội đã hoàn thành tốt đẹp phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.

Quốc hội đã tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn đối với 4 nhóm vấn đề liên quan đến lĩnh vực phụ trách của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Tổng Thanh tra Chính phủ.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã phát biểu làm rõ những vấn đề thuộc trách nhiệm chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội. Cùng với các Bộ trưởng, trưởng ngành chịu trách nhiệm trả lời chính, 4/4 Phó Thủ tướng Chính phủ, 7 Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch Đầu tư, Giao thông Vận tải, Công an, Giáo dục, Y tế, Tài chính, Công thương và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tham gia trả lời, giải trình, làm rõ thêm các nội dung liên quan.

Tham gia phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp có 345 lượt đại biểu Quốc hội đăng ký tham gia chất vấn, trong đó có 149 lượt đại biểu đã chất vấn và 22 lượt đại biểu tranh luận. Kết quả phiên chất vấn tại kỳ họp này cho thấy, các vị đại biểu Quốc hội đã nắm chắc tình hình thực tiễn, phản ánh được tâm tư, nguyện vọng của cử tri và nhân dân cả nước, nêu câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng, bám sát vào chủ đề chất vấn, đi thẳng vào vấn đề và tranh luận thẳng thắn, mang tính xây dựng, trách nhiệm cao.

Nhiều đại biểu Quốc hội đặt lại câu hỏi tranh luận, đồng thời chỉ ra những hạn chế, yếu kém với mong muốn Chính phủ, các bộ, ngành, tiếp tục có các giải pháp phù hợp để khắc phục.

Nội dung chất vấn của các vị đại biểu Quốc hội thể hiện vai trò, trách nhiệm, quyền giám sát của Quốc hội, cũng chính là sự chia sẻ, đồng hành trong quản lý, điều hành của Chính phủ, các bộ, ngành, tìm ra các giải pháp, các quyết sách phù hợp, đáp ứng niềm tin và sự mong mỏi của cử tri và nhân dân cả nước.

Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, trưởng ngành đã trả lời đúng trọng tâm, trực tiếp vào vấn đề được chất vấn, không né tránh, giải trình làm rõ nhiều vấn đề đại biểu nêu đồng thời nghiêm túc thẳng thắn nhận trách nhiệm về những mặt còn tồn tại, hạn chế của ngành, lĩnh vực, đưa ra được các giải pháp thiết thực, hiệu quả, khả thi trước mắt và lâu dài, cam kết khắc phục những tồn tại trong thời gian tới.

Việc lựa chọn đúng và trúng vấn đề và đổi mới phương pháp chất vấn tại các kỳ họp Quốc hội, cùng với tâm huyết, tinh thần trách nhiệm cao của người chất vấn và người trả lời chất vấn trước Quốc hội, cử tri và nhân dân cả nước, đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động chất vấn; qua đó, giúp các đại biểu Quốc hội đánh giá được kết quả thực thi nhiệm vụ của người trả lời chất vấn đối với các quyền hạn được giao.

Với tinh thần dân chủ, công khai, hoạt động chất vấn đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động của bộ máy nhà nước và người đứng đầu cơ quan nhà nước, thúc đẩy việc thực hiện có hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Trên cơ sở chất vấn của các vị đại biểu Quốc hội và trả lời của các thành viên Chính phủ và kết luận của từng nhóm vấn đề, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ nghiên cứu, chuẩn bị dự thảo Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XV để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại phiên bế mạc của kỳ họp này, làm cơ sở pháp lý trong triển khai thực hiện cũng như việc theo dõi, giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội và cử tri, nhân dân cả nước.

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Sáng 20/12, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8, bao gồm: Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Di sản văn hóa; Luật Công chứng; Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Công đoàn; Luật Dữ liệu; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Phòng, chống mua bán người.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua
Phú Lộc, A Lưới:
Kỳ họp thứ 9 của HĐND huyện quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng

Sáng 17/12, huyện Phú Lộc khai mạc kỳ họp thứ 9, HĐND huyện khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng liên quan đến tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH), quốc phòng - an ninh (QP-AN) năm 2024 và nhiệm vụ, giải pháp để phát triển KT-XH năm 2025; đồng thời, xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền của HĐND huyện.

Kỳ họp thứ 9 của HĐND huyện quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng

TIN MỚI

Return to top